Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2014/NĐ-CP như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2014/NĐ-CP như sau:
1. Giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động
Đây là giấy tờ quan trọng chứng minh cho việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu không có giấy tờ này, người lao động sẽ không thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ làm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể là một trong các loại giấy tờ sau đây:
- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.
- Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động với các thông tin về người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động…
Do vậy, khi tiến hành thanh lý hợp đồng lao động với phía doanh nghiệp, người lao động cần yêu cầu họ cung cấp thêm giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng.
Nếu doanh nghiệp cố tình không chịu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Theo đó, người lao động phải thực hiện khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để đòi lại quyền lợi.
2. Sổ bảo hiểm xã hội sau khi đã chốt thời gian đóng
Hiện nay, khi đi làm và có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), mỗi người lao động sẽ được cấp 1 cuốn sổ BHXH để ghi nhận quá trình đóng và hưởng bảo hiểm của mình.
Theo Điều 18 Luật BHXH năm 2014, sổ này sẽ được cấp và giao cho người lao động tự quản lý nhưng trên thực tế thường do người sử dụng lao động giữ để tiện làm các thủ tục hưởng chế độ.
Khi nghỉ việc, người lao động phải nhớ lấy lại sổ BHXH để có thể hoàn thiện đủ giấy tờ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền BHXH một lần.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trước khi nhận sổ BHXH, mọi người cần xác nhận lại xem doanh nghiệp đã chốt thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan BHXH hay chưa. Nếu sổ BHXH chưa chốt, cơ quan BHXH sẽ không giải quyết chế độ cho người lao động.
Điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
Trường hợp không chốt sổ BHXH cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 1 - 20 triệu đồng. Đặc biệt, ngay cả khi đã chốt sổ BHXH theo quy định nhưng cố tình không trả lại cho người lao động, người sử dụng lao động cũng sẽ bị phạt.
Theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, với mỗi người lao động không được trả sổ BHXH sau khi nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 1 - 4 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp cố tình không chốt và trả lại sổ BHXH thì người lao động hoàn toàn có thể tố cáo hành vi vi phạm này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Tai nạn lao động (TNLĐ) là điều không mong muốn trong quá trình lao động, sản xuất. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn xảy ra do nhiều nguyên nhân như: Bất cẩn, trục trặc kỹ thuật, sai thao tác,…Người lao động và người sử dụng lao động cần tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động, đồng thời, chủ động tìm hiểu về các điều kiện, quyền lợi được hưởng chế độ TNLĐ khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).
Điểm mới của Luật An toàn vệ sinh lao động
Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) hướng đến mục tiêu phòng ngừa, hạn chế TNLĐ. Không phải bất kỳ tai nạn nào trong quá trình làm việc cũng là TNLĐ. TNLĐ được quy định tại Khoản 8, Điều 3 của Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 là những tai nạn “gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.
Trước đây, các vấn đề về TNLĐ được quy định tại Bộ luật Lao động 2012. Luật ATVSLĐ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Luật ATVSLĐ đầu tiên của Việt Nam, trên cơ sở cụ thể hóa một số điều về vấn đề ATVSLĐ của Bộ luật lao động năm 2012 và kế thừa các quy định về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp của Luật BHXH năm 2014. Luật có nhiều điểm quy định rất mới, có lợi hơn không chỉ cho người lao động (NLĐ) mà còn cho doanh nghiệp, tổ chức, người sử dụng lao động. Luật gồm 7 chương, 94 điều, trong đó có quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ, người sử dụng lao động và quản lý Nhà nước liên quan đến công tác ATVSLĐ.
Thủ tục, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ tại Luật ATVSLĐ đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, biên bản điều tra TNLĐ trong giải quyết hưởng chế độ TNLĐ được loại bỏ, đáp ứng yêu cầu cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Việc giải quyết chế độ TNLĐ đơn giản, nhanh gọn, giảm bớt trách nhiệm của cơ quan BHXH trong thực hiện thẩm định hồ sơ, xét duyệt hưởng chế độ.
Bên cạnh đó, một trong những điểm nổi bật của Luật ATVSLĐ là quy định khi xảy ra TNLĐ trong doanh nghiệp, NLĐ và DN được quyền sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để điều trị TNLĐ theo quy định. Trước đây, khi chưa có Luật ATVSLĐ, khi xảy ra TNLĐ trong đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí cho NLĐ điều trị tại các cơ sở y tế cho đến khi thương tật cũng như sức khỏe của NLĐ thật sự ổn định, bình phục. Như vậy, NLĐ bị TNLĐ vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ về BHYT, chế độ TNLĐ kịp thời còn người sử dụng lao động cũng được giảm toàn bộ hoặc một phần chi phí điều trị cho NLĐ. Quy định này phù hợp tình hình thực tế và góp phần chia sẻ gánh nặng cùng người sử dụng lao động.
Về phạm vi điều chỉnh, Luật ATVSLĐ 2015 đã mở rộng đối tượng hưởng chế độ TNLĐ phù hợp với đối tượng đóng BHXH. Cụ thể, Luật ATVSLĐ bổ sung đối tượng NLĐ làm việc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật; người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương và NLĐ làm việc không theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, quyền lợi của NLĐ cũng tăng nhiều hơn như: Có quyền yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc ATVSLĐ tại nơi làm việc; được cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ; được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được đóng bảo hiểm TNLĐ,…
Trong quy định về Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ tại Điều 45, Luật ATVSLĐ giữ nguyên 3 trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ nhưng bổ sung, diễn giải chi tiết và thực hiện luật hóa một số nội dung tại 2 trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc và trường hợp bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Theo đó, trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm cả khi NLĐ đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động, nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh,…). Ngoài ra, NLĐ bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý cũng được xem là TNLĐ.
Anh Trần Tuấn Kiệt (ngụ thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ) cho biết: “Tôi đến BHXH tỉnh làm thủ tục giải quyết chế độ cho cha bị tai nạn giao thông trong quá trình công tác, gây chấn thương cột sống. Các thủ tục tại đây rất nhanh gọn, không mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại nhiều lần. Luật ATVSLĐ có những quy định rất thiết thực trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ, cải cách thủ tục hành chính. Từ đó, NLĐ bị TNLĐ cũng an tâm dưỡng sức và làm việc, không quá bận tâm về vấn đề chi phí khám, chữa bệnh.”
Luật ATVSLĐ thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với sức khỏe làm việc lâu dài cho NLĐ, cải thiện điều kiện lao động. Đồng thời, Luật cũng hướng đến mục tiêu phòng ngừa, hạn chế TNLĐ, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, các nhân sử dụng lao động và quản lý Nhà nước liên quan đến công tác ATVSLĐ. Từ đó, giúp NLĐ an tâm lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống.
Thông tin về việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động trong năm qua như sau:
1. Trong năm 2016, BHXH tỉnh đã giải quyết chế độ cho 183 trường hợp bị TNLĐ, với số tiền là 3.671.970.588 đồng (trong đó, có 144 trường hợp hưởng trợ cấp TNLĐ 1 lần, 28 trường hợp hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng và 11 trường hợp chết do TNLĐ). Trong quý I/2017, với 42 trường hợp bị TNLĐ, số tiền chi trả là 1.008.973.363 đồng (trong đó, có 32 hưởng trợ cấp TNLĐ 1 lần, 6 trường hợp hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng và 4 trường hợp chết do TNLĐ).
2. Khi NLĐ đã điều trị ổn đinh, có kết quả giám định y khoa, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp BHXH tỉnh để hoàn thành các thủ tục giải quyết chế độ. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp theo quy định. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Các hồ sơ, thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ TNLĐ tại BHXH tỉnh bao gồm:
- Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ: Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau:
- Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, theo quy định trên thì người khuyết tật nếu là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc thì có thể tham gia BHXH tự nguyện.