Theo đó, mẫu quân phục được chọn nằm trong kế hoạch nghiên cứu, cải tiến mẫu trang phục dã chiến cho sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ. Các mẫu quân trang mới được giới thiệu có sự thay đổi về màu sắc, họa tiết ngụy trang, chất liệu, kiểu dáng cũng như một số phương án thay thế chi tiết như: dính dán nắp túi áo, cúc bấm kim loại kiểu phù hiệu.
Theo đó, mẫu quân phục được chọn nằm trong kế hoạch nghiên cứu, cải tiến mẫu trang phục dã chiến cho sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ. Các mẫu quân trang mới được giới thiệu có sự thay đổi về màu sắc, họa tiết ngụy trang, chất liệu, kiểu dáng cũng như một số phương án thay thế chi tiết như: dính dán nắp túi áo, cúc bấm kim loại kiểu phù hiệu.
Bộ đội phục viên được hưởng chế độ gì?
Quốc phòng là một ngành đặc thù trong các ngành nghề tại Việt Nam nên những người làm việc trong ngành này luôn được quan tâm đặc biệt hơn hết.
Theo đó, khi bộ đội phục viên sẽ được hưởng các trợ cấp phục viên theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 cũng như hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư số 162/2017/TT-BQP.Theo các quy định trên thì trợ cấp phục viên đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên bao gồm:
Trợ cấp bằng tiền một khoản bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm phục viên (mức lương cơ sở ở thời điểm hiện tại đang được áp dụng là 1,8 triệu đồng/ tháng theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP);
Được tạo điều kiện để đào tạo nghề, được giới thiệu việc làm vào các tổ chức, cơ quan ở địa phương và các tổ chức kinh tế- xã hội khác;
Được hưởng trợ cấp phục viên một lần: mức trợ cấp được căn cứ vào số năm công tác của quân nhân tại ngũ.
Theo đó, cứ mỗi năm công tác thì quân nhân chuyên nghiệp được hưởng mức trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng lương liên kề trước khi quân nhân phục viên. Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 162/2017/TT-BQP khái quát cách tính trợ cấp phục viên một lần như sau:
01 tháng tiền lương liền kề trước khi phục viên
Được bảo lưu thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc được quyền làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành;
Được ưu tiền cộng điểm trong thi hoặc xét tuyển công chức hoặc được ưu tiên xác định người trúng tuyển công chức theo quy định nếu quân nhân chuyên nghiệp phục viên đăng ký thi tuyển công chức;
Được chính quyền địa phương tạo điều kiện ổn định. Trong trường hợp bộ đội phục viên chưa có nhà ở ổn định thì được ưu tiên hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo quy định;
Được khám- chữa bệnh tại các cơ sở bệnh viện quân y của Bộ Quốc phòng khi có ốm đau, bệnh tật nếu quân nhân phục viên có từ đủ 15 năm phục vụ trở lên.
Như vậy, bộ đội phục viên sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi nêu trên. Đây là những chính sách đặc biệt giúp quân nhân thôi phục vụ tại ngũ trở về địa phương có thể duy trì và ổn định cuộc sống.
Trên đây là một số quy định về bộ đội phục viên mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.
Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Vào ngày 27/02/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 22/2024/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị định số 61/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Theo đó, quy định trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Nghị định 82/2016/NĐ-CP sẽ được sửa đổi, bổ sung một số nội dung.
Như đã phân tích trên thì phục viên là một trong các hình thức thôi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Vậy khi nào thì bộ đội có thể được phục viên? Phục viên trong quân đội cần những điều kiện gì?
Để bảo đảm việc thôi phục vụ tại ngũ theo đúng quy định thì trước hết, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng Quân đội nhân dân cần thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 20 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015.Cụ thể như sau:
Quân nhân chuyên nghiệp hết thời hạn phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật này;
Quân nhân chuyển nghiệp phục vụ tại ngũ cho đến khi hết hạn tuổi theo quy định của Luật này nhưng sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì được phép thôi phục vụ tại ngũ;
Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ đã hết hạn tuổi cao nhất được phục vụ tại ngũ;
Quân nhân chuyên nghiệp thuộc trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật này nhưng quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng;
Quân đội có thay đổi tổ chức biên chế quân nhân chuyên nghiệp mà quân đội không còn có nhu cầu tiếp tục bố trí sử dụng;
Quân nhân có phẩm chất, đạo đức không phù hợp, không đáp ứng được với nhiệm vụ được giao và không hoàn thành được nhiệm vụ được giao trong thời gian 02 năm liên tiếp;
Quân nhân không có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để tiếp tục phục vụ tại ngũ.
Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp trên thì quân nhân sẽ được thôi phục vụ tại ngũ. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 thì hiện nay có 04 hình thức thôi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp.
Do đó, với mỗi hình thức thôi phục vụ tại ngũ thì quân nhân chuyên nghiệp cần đáp ứng các điều kiện tương ứng được quy định tại Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hiện hành.
Theo quy định tại khoản 4 Điều này thì quân nhân chuyên nghiệp được phục viên khi không thuộc các trường hợp sau:
Không thuộc trường hợp được nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
Không thuộc trường hợp được nghỉ theo chế độ bệnh binh bị suy giảm sức khoẻ theo quy định tại khoản 2 Điều này;
Không thuộc trường hợp được chuyển ngành theo sự đồng ý của cấp có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức tiếp nhận quân nhân chuyển ngành theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp được phục viên khi đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 17 và Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015.
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng, thu hồi trang phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
Thông báo sẽ tự động tắt sau 5 giây...
Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về trang phục dự lễ của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan như sau:
- Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa thành trán mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu; phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa.
+ Lục quân: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu đỏ;
+ Bộ đội Biên phòng: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu xanh lá cây;
+ Phòng không - Không quân: Đỉnh mũ màu xanh đậm, thành mũ màu xanh hòa bình;
+ Hải quân: Đỉnh mũ màu trắng, thành mũ màu tím than.
+ Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; thân trước có 04 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa).
+ Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya.
+ Màu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân màu xanh đậm; Hải quân màu trắng.
Về áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, cổ đứng, màu trắng.
Về caravat: Kiểu thắt sẵn; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu tím than.
- Cốt dây bằng da; cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân may ốp hai lớp da; cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu nâu, Phòng không - Không quân và Hải quân màu đen.
- Khóa dây lưng bằng kim loại màu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn.
- Kiểu mẫu: Cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân kiểu giày mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây.
- Màu sắc: Lục quân, Bộ đội Biên phòng, Phòng không Không quân màu đen; Hải quân màu trắng.
Về bít tất: Kiểu dệt ống; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu trắng.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định số 82/2016/NĐ-CP quy định về trang phục dự lễ của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan như sau:
- Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa thành trán mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu; phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa.
+ Lục quân: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu đỏ;
+ Bộ đội Biên phòng: Đỉnh mũ màu olive sẫm, thành mũ màu xanh lá cây;
+ Phòng không - Không quân: Đỉnh mũ màu xanh đậm, thành mũ màu xanh hòa bình;
+ Hải quân: Đỉnh mũ màu trắng, thành mũ màu tím than.
+ Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; phía dưới thân trước có 02 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa).
+ Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi dọc, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya.
+ Màu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân màu xanh đậm; Hải quân màu trắng.
Về áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, chiết eo, cổ đứng, màu trắng.
Về caravat: Kiểu thắt sẵn; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu tím than.
Về giày da: Kiểu mũi vuông trơn, gót cao, nẹp ô dê luồn dây trang trí; Lục quân, Bộ đội Biên phòng, Phòng không - Không quân màu đen; Hải quân màu trắng.
Về Bít tất: Kiểu dệt ống; Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm, Phòng không - Không quân màu xanh đậm, Hải quân màu trắng.
Thêm vào đó, theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP sẽ bãi bỏ Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về:
- Trang phục dự lễ hai hàng cúc của sĩ quan Hải quân.
- Trang phục dự lễ mùa hè của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan.
- Trang phục dự lễ mùa hè của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan.