THS. ĐẶNG PHƯƠNG LINH - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
THS. ĐẶNG PHƯƠNG LINH - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
– Thực hiện các chương trình kinh tế lớn, sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu.
-Sử dụng kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, đầu tư theo chiều sâu, khai thác và tận dụng các khả năng và nâng cao công suất của các cơ sở kinh tế hiện có.
– Sử dụng nhiều lao động, nguyên vật liệu và tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam.
-Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.
– Dịch vụ thu tiền nước ngoài như dịch vụ du lịch, sửa chữa tàu, dịch vụ sân bay, cảng khẩu khác
Với mục tiêu của chính sách này là thu hút công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại của nước ngoài để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hóa đất nước. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, thực hiện nội địa hoá công nghệ để tăng năng lực nội sinh của công nghệ. Điều này được khẳng định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là thu hút công nghệ hiện đại để đầu tư theo chiều sâu vào các cơ sở kinh tế hiện có hoặc thu hút công nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu.
Thông qua thẩm định các dự án cho thấy, nhiều dự án phát huy tác dụng tốt trong chuyển giao công nghệ tiên tiến. Đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác dầu khí, viễn thông, các ngành cơ khí nông nghiệp, máy móc công cụ, máy phục vụ ngành công nghiệp nhẹ.
Ưu đãi về thuế là một trong những chính sách và định hướng cụ thể của việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong chính sách ưu đãi về tài chính thường tập trung vào thuế như: thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp,...
– Miễn thuế vốn: Chính phủ không thu thuế trên các khoản chuyển nhượng hay phần kiếm được từ cổ phiếu.
– Miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp
Sau khi kinh doanh có lãi, trong một thời gian các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi không phải nộp thuế. Sau một thời gian miễn thuế, các nước tiến hành giảm thuế
Trên đây là một trong những chính sách cơ bản về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta mang ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với việc phát triển nền kinh tế xã hội. Mang tới nhiều lợi ích về kinh tế và
Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,... để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo công ăn việc làm cho người lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu,... Vì vậy mà chính phủ đã đưa ra các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chính sách thu hút đầu tư bao gồm
Với mục tiêu của chính sách đất đai là tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm và tin tưởng đầu tư lâu dài ở Việt Nam. Đặc điểm đặc thù ở Việt Nam đó là: đất đai là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân. Các nhà đầu tư nước ngoài không có quyền sở hữu về đất đai. Các loại văn bản pháp lý liên quan đến đất đai gắn với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là Luật đất đai, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Mức tiền thuê đất được xác định tùy thuộc vào:
+ Mức quy định khởi điểm của từng vùng
Với mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề kỹ năng cho người lao động. Đặc biệt là nâng cao trình độ quản lý và cải thiện thu nhập cho người lao động tại Việt Nam. Việt Nam với số lượng lao động trẻ lớn, có khả năng thích ứng nhanh với công nghệ sản xuất. Đặc biệt là chi phí nhân công tại Việt Nam khá thấp. Vì vậy các doanh nghiệp nước ngoài có rất nhiều lợi thế khi sử dụng các động Việt Nam.
Bên cạnh đó chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách bảo vệ quyền lợi của cả người lao động và doanh nghiệp.
– Đối với người sử dụng lao động:
+ Nhiều giám đốc doanh nghiệp kể cả người được uỷ quyền điều hành không nắm vững những quy định của pháp luật lao động hoặc cố tình không tuân thủ những quy định của pháp luật như kéo dài thời gian làm việc trong ngày…
+ Trù dập người lao động khi họ đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng, chấm dứt hợp đồng tùy tiện hoặc sa thải người lao động trở lên căng thẳng.
+ Vi phạm các quy định về điều kiện làm việc điều kiện lao động và các tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
+Một số cán bộ giúp việc cho các chủ doanh nghiệp nước ngoài nắm các quy định của pháp luật không vững nên nhiều trường hợp dẫn đến những vi phạm pháp luật.
+ Phần đông thiếu sự hiểu biết về các quy định của pháp luật lao động, chưa nắm vững các chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của mình để tiến hành ký hợp đồng còn mang tính hình thức, bị thiệt thòi, bị áp đặt dẫn đến mâu thuẫn phát sinh tranh chấp.
+ Một số người lao động đòi hỏi vượt quá quy định pháp luật và do sự hạn chế về ngoại ngữ nên có những bất đồng do không hiểu nhau dẫn đến mâu thuẫn.
Tuy nhiên chính sách lao động còn những hạn chế. Mặc dù đã giải quyết được công ăn việc làm cho một lực lượng lao động nhất định, song mục tiêu nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế.