Dân Số Nước Lào Có Bao Nhiêu Triệu Dân

Dân Số Nước Lào Có Bao Nhiêu Triệu Dân

Dân số Nhật Bản là một chủ đề được nhiều người quan tâm. Hiện tại, Nhật Bản đang trong tình trạng “già hóa dân số” ở mức báo động. Ngoài đặc điểm trên thì còn những điều gì thú vị khác về dân số nước Nhật? Hãy đọc để tìm hiểu thêm về dân số Nhật Bản qua bài viết này của Haru nhé!

Dân số Nhật Bản là một chủ đề được nhiều người quan tâm. Hiện tại, Nhật Bản đang trong tình trạng “già hóa dân số” ở mức báo động. Ngoài đặc điểm trên thì còn những điều gì thú vị khác về dân số nước Nhật? Hãy đọc để tìm hiểu thêm về dân số Nhật Bản qua bài viết này của Haru nhé!

Dân số Campuchia 2023: Bao nhiêu người sinh sống, thống kê

Campuchia, được mệnh danh là “đất nước chùa tháp”, nằm ở tây nam bán đảo Đông Dương; phía tây và tây bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Việt Nam, phía đông bắc giáp Lào, phía nam giáp biển. Thủ đô Phnom Penh là thành phố lớn nhất và trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Campuchia.

Campuchia có diện tích 181.035 km2, với một nửa là đồng bằng tập trung ở hướng nam và đông nam, còn lại là đồi, núi bao quanh đất nước. Hệ thống sông ngòi của Campuchia tập trung trong các lưu vực chính, như Biển Hồ (Tonle Sap) và vịnh Thái Lan. Sông Mekong chảy dài từ bắc

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc tính đến ngày 31/10/2023, dân số hiện tại của Campuchia là 17.456.634. Dân số Campuchia hiện chiếm 0,22% dân số thế giới, đứng thứ 71 trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Cuộc tổng điều tra dân số năm 2019 mà Chính phủ Campuchia cho biết, tính đến ngày 3/3/2019, tổng dân số quốc gia này 15.288.489 người, trong đó nam giới: 7.418.577 người; nữ giới: 7.869.912 người.

Tổng dân số tăng 1.892.807 người, tương đương 14,1% trong 11 năm qua (2008-2019). Số liệu này không bao gồm người Campuchia ở nước ngoài.

Cũng theo số liệu điều tra dân số năm 2019, tốc độ tăng trưởng dân số hằng năm của Campuchia giảm từ 1,5% trong giai đoạn 1998-2008 xuống mức 1,2% trong giai đoạn 2008-2019, cao hơn 1% so với tốc độ tăng trưởng trung bình ở Đông Nam Á.

Lưu ý, số liệu này không bao gồm người Campuchia ở nước ngoài.

Người Khmer là dân tộc lớn nhất ở Campuchia, chiếm khoảng 90% tổng dân số. Người Khmer sinh sống chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Mekong và đồng bằng trung tâm.

Ngoài ra, tại Campuchia còn có nhóm “dân tộc thiểu số bản địa” và “dân tộc thiểu số không bản địa”.

Các dân tộc thiểu số bản địa hay còn gọi chung là “Khmer Loeu” (Khmer thượng/Khmer vùng cao) phần lớn sinh sống tại các tỉnh miền núi xa như Ratanakiri, Mondulkiri, Stung Streng và Kratie. Nhóm này có khoảng 17-21 dân tộc riêng biệt, có ngôn ngữ thuộc hệ Nam Á liên quan đến tiếng Khmer.

Các dân tộc thiểu số phi bản địa bao gồm: người Campuchia gốc Việt, người Campuchia gốc Hoa, người Chăm, người Thái và người Lào. Đây hầu hết là những người nhập cư và con cháu của họ sống trong cộng đồng Khmer, đã tiếp nhận văn hóa, ngôn ngữ Khmer.

Người Campuchia gốc Việt là nhóm dân tộc thiểu số phi bản địa lớn nhất tại Campuchia. Theo thống kê năm 2022, có khoảng hơn 100.000 người Campuchia gốc Việt sinh sống tại đây. Người Campuchia gốc Việt tập trung ở những đô thị như Phnom Penh, song một số đáng kể sống dọc theo sông Mê Kông, sông Bassac và vùng Biển Hồ (Tonle Sap) mưu sinh bằng nghề chài lưới.

Người Campuchia gốc Hoa là người Trung Quốc nhập cư từ nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc trong suốt lịch sử hình thành và phát triển Campuchia.

Trong thời kỳ cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, người Campuchia gốc Hoa là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Campuchia với con số ước tính khoảng 425.000 người. Tuy nhiên, đến năm 1984 chỉ còn khoảng 61.400 người Campuchia gốc Hoa còn ở lại. Đây có thể là hậu quả của chiến tranh, tình trạng kinh tế đình đốn, Khmer đỏ và di cư.

Hiện nay, nhóm người Campuchia gốc Hoa nổi tiếng với các hoạt động kinh doanh lâu đời của mình trên đất nước Chùa tháp.

Người Chăm sinh sống tại đất nước này hầu hết

của vương quốc Champa trong lịch sử. Họ sinh sống xen kẽ với người Khmer tại vùng đồng bằng trung tâm. Đại đa số người Chăm theo đạo Hồi.

Ngoài ra, còn có một số lượng ít người Thái và người Lào sống dọc theo sông Mekong ở biên giới phía Đông bắc. Người Kola có văn hóa giống người Myanmar, những người đã ảnh hưởng rõ rệt đến văn hóa của tỉnh Pailin.

Dân số đô thị của Campuchia đang gia tăng và hiện chiếm khoảng 25% tổng dân số cả nước. Thủ đô Phnom Penh là nơi có dân số tập trung đông nhất với 2.129.371 người, tỉnh Kep tập trung dân số ít nhất với 41.798 người.

Theo Viện Thống kê Quốc gia Campuchia, dân số đô thị năm 2020 đạt trên 2,4 triệu người.

Dân số thành thị Campuchia năm 2022 là 4.211.076, tăng 2,91% so với năm 2021. Dân số thành thị Campuchia năm 2021 là 4.092.180, tăng 2,99% so với năm 2020. Dân số thành thị Campuchia năm 2020 là 3.973.287, tăng 2,98% so với năm 2019. Dân số thành thị Campuchia năm 2019 là 3.858.254, tăng 2,94% so với năm 2018.

có thể là do các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng được cải thiện và cơ hội giáo dục và việc làm ở các thành phố.

Tỷ lệ giới tính theo kết quả điều tra dân số năm 2019 là: 94 nam/100 nữ. Tỷ lệ này không thay đổi so với năm 2008.

Theo nguồn danso.org, tính đến ngày 31/12/2022, dân số Campuchia ước tính là 17.278.043 người, tăng 222.189 người so với dân số 17.058.454 người năm trước.

Năm 2022, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 251.756 người. Do tình trạng di cư dân số giảm -29.567 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,955 (955 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2022 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.

Trong năm 2022 tại Campuchia có 354.991 trẻ được sinh ra 103.234 người chết.

Tính đến ngày 31/12/2022, số lượng 8.440.169 nam giới; 8.837.874 nữ giới.

Mật độ dân số được tính bằng cách lấy dân số của Campuchia chia cho tổng diện tích đất của đất nước. Tổng diện tích là tổng diện tích đất và nước trong ranh giới quốc tế và bờ biển của Campuchia.

Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, mật độ dân số của Campuchia là 86 người/km2. Tính đến 31/10/2023, mật độ dân số của Campuchia là 99 người/km2.

Mật độ dân số thấp ở Campuchia một phần là do đất nước có diện tích đất rộng lớn và nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

Thành phố và thủ đô lớn nhất là Phnom Penh , với dân số 1,4 triệu người, hay 2,2 triệu người ở khu vực đô thị. Thành phố lớn nhất tiếp theo là Battambang, với dân số chưa tới 200.000 người.

một hình đồng hồ cát. Đây là do tác động của chiến tranh và chế độ chuyên chế trong quá khứ.

Theo dữ liệu gần đây nhất, theo ước tính năm 2021, tỉ lệ phần trăm của các nhóm tuổi khác nhau trong dân số Campuchia là như sau:

Độ tuổi từ 15 đến 64: khoảng 63%.

Độ tuổi từ 65 trở lên: khoảng 6%.

Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế của Campuchia cũng đang tạo ra những thay đổi về cấu trúc tuổi trẻ của dân số. Tuy nhiên, đồng thời có sự gia tăng của nhóm tuổi già hơn do tăng tuổi thọ và cải thiện trong y tế và chăm sóc sức khỏe. Lưu ý rằng các con số này chỉ là ước tính và có thể thay đổi theo thời gian.

Trong năm 2023, dân số của Campuchia dự kiến sẽ tăng 217.033 người và đạt 17.492.641 người vào đầu năm 2024. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 209.490 người.

Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 7.543 người. Điều đó có nghĩa

để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.

Tỷ lệ tăng dân số giảm có thể do nhiều yếu tố, bao gồm cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, trình độ học vấn tăng lên và cơ hội kinh tế cho phụ nữ. Bất chấp sự suy giảm, Campuchia vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể liên quan đến đô thị hóa nhanh chóng và nghèo đói.

Theo số liệu của trang web danso.org, tổng tuổi thọ (cả hai giới tính) ở Campuchia là 70,3 tuổi. Con số này thấp hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới (72 tuổi). Tuổi thọ trung bình của nam giới là 68,0 tuổi. Tuổi thọ trung bình của nữ giới là 72,5 tuổi.

Trong phát biểu tại thủ đô Phnom Phenh vào tháng 6/2023, nguyên Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Husen khẳng định rằng dân số Campuchia sẽ sớm đạt 20 triệu người và sẽ trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Theo Viện thống kê Quốc gia Campuchia dự báo, dân số nước này sẽ tăng từ 16.078.660 người (dân số cơ sở) lên 18.496.923 vào năm 2030 và lên 20.368.188 vào năm 2050.

Đây là mức tăng trung bình hàng năm là 1,27% từ năm 2019 đến năm 2030 và 0,76% từ năm 2019 đến năm 2050. Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ năm 2030 đến năm 2050 là 0,48 phần trăm.

Đến hết năm 2023, Việt Nam đạt 100,3 triệu người, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh, tuổi thọ trung bình tăng.

Thông tin được Tổng cục Thống kê nêu trong thông cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023, ngày 29/12.

Theo đó, dân số trung bình năm 2023 ước tính 100,3 triệu người, tăng gần 835.000 người (0,84%) so với năm 2022. Trong đó, dân số thành thị 38,2 triệu người, chiếm hơn 38%; dân số nông thôn hơn 62 triệu người, chiếm gần 62%; nam 50 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1%.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy tỷ số giới tính của dân số năm 2023 là 99,5 nam/100 nữ. Tuổi thọ trung bình 73,7, tăng nhẹ so với năm 2022 là 73,6 tuổi, trong đó nam 71,1 tuổi và nữ 76,5 tuổi.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước 52,4 triệu người, tăng hơn 666.000 người so với năm trước. Tính chung năm 2023, lao động có việc làm là 51,3 triệu người, tăng 683.000 người (1,35%) so với năm trước.

Năm nay, thu nhập bình quân của lao động là 7,1 triệu đồng/tháng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459.000 đồng so với năm trước. Trong đó, thu nhập bình quân của lao động nam là 8,1 triệu đồng/tháng, lao động nữ 6 triệu đồng; thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị 8,7 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn 6,2 triệu đồng/tháng.

Tổng tỷ suất sinh năm 2023 Việt Nam là 1,95 con/phụ nữ, giảm so với năm ngoái (2,01 con) và dưới kế hoạch mức sinh thay thế 2,1 con. Hai khu vực báo động là vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, mức sinh tiếp tục xuống sâu (khoảng 1,5 con/phụ nữ). Năm nay, mức sinh của TP HCM là 1,27 con/phụ nữ, thấp nhất nước.

Tuy vậy, hiện dân số Việt Nam chưa đạt đỉnh. Dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số nước ta sẽ tăng lên 107 triệu người vào năm 2044, sau đó giảm xuống 72 triệu người vào năm 2100. Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển từ mức sinh cao sang mức sinh thấp, từ mô hình sinh sớm sang mô hình sinh muộn, từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số.

Người dân Hà Nội tập thể dục ở Hồ Gươm. Ảnh: Giang Huy

Ông Mai Trung Sơn, Phó vụ trưởng Quy mô dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Cục Dân số, hôm 26/12, cho biết tỷ lệ tăng dân số Việt Nam giảm mạnh từ mức rất cao 3,9% (1960) xuống còn 1,14% (2019) và 0,95% (2021). Tổng cục Thống kê cũng dự báo, ở phương án mức sinh trung bình, đến năm 2069, tỷ lệ tăng dân số bình quân Việt Nam sẽ về 0. Trong khi nếu ở phương án mức sinh thấp, chỉ 35 năm nữa, Việt Nam sẽ đối mặt với thực tế tỷ lệ tăng dân số ở mức âm.

Liên Hợp Quốc dự báo năm 2500 dân số Việt Nam chỉ còn 3,6 triệu người, bằng tỉnh Nghệ An bây giờ, nếu mức sinh tiếp tục giảm.

Dân tộc Lào là một dân tộc anh hùng, có lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, có ý chí tự lực và khát vọng vươn lên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Kế thừa truyền thống anh hùng của các thế hệ đi trước; nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, nhân dân Lào đã đứng lên đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và đập tan ách thống trị của bọn thực dân, phong kiến, giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào vào ngày 2-12-1975. Nước CHDCND Lào thực sự trở thành nhà nước dân chủ nhân dân là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Chủ tịch Kaysone Phomvihane từng khẳng định “Chưa bao giờ nhân dân Lào tự làm nên lịch sử của chính mình, giành được thắng lợi toàn diện, triệt để, trọn vẹn và vang dội nhất như lúc này”. Thắng lợi này không chỉ dừng lại ở độc lập dân tộc, đây là lần đầu tiên nhân dân các bộ tộc Lào đã thực sự được làm chủ trên đất nước của chính mình, đất nước có độc lập, tự do, tiến lên xã hội chủ nghĩa, thỏa mãn những ước mở, khát vọng chân chính của nhân dân các bộ tộc Lào cũng như của nhân loại.

Tuyên bố thành lập nước CHDCND Lào vào ngày 2-12-1975, trở thành dấu mốc ghi dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng dân tộc Lào, thắng lợi vẻ vang được thêu dệt lên bằng chính cả xương máu, trí tuệ, mồ hôi và công sức của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong cuộc đấu tranh anh dũng chống lại bọn đế quốc xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Lào (sau được đổi tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào).

Nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, chúng ta thấy rằng, mặc dù vũ khí trang bị của Quân đội Lào còn thua kém địch gấp nhiều lần, quân đội chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, song dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, cán bộ, chiến sĩ quân đội Lào đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, gian khổ, điều kiện thiếu thốn, cùng với toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước là minh chứng hùng hồn đầu tiên cho tính đúng đắn của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Ngày 2-12-1975, nhân dân các bộ tộc Lào đã gặt hái được thành quả to lớn trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, là ngày mà nhân dân các bộ tộc Lào có được quyền tự do, có được quyền làm chủ chính mình, là ngày đất nước Lào hoàn toàn độc lập và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, có vị trí và vai trò sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngày 2-12-1975 là ngày của hòa bình, bước vào kỷ nguyên xây dựng đất nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng.

Trong suốt 47 năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm định hướng nhân dân tham gia thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Bảo vệ và xây dựng đất nước. Bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn; đời sống người dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm y tế và nước sạch được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ, phục vụ tốt cho sinh hoạt của người dân. Dự báo GDP năm nay tăng trưởng ở mức 4,5%; nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

Toàn Đảng, toàn dân và toàn lực lượng vũ trang tiếp tục kiên định với đường lối đổi mới toàn diện và mang tính nguyên tắc của Đảng, tăng cường khối sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc, phát huy lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường; phát huy tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, tận tâm tận lực với công việc; mở rộng và tăng cường quan hệ đối ngoại, bảo đảm môi trường hòa bình phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nguyện cùng nhau phát huy truyền thống vẻ vang Quốc khánh 2-12, thực hiện thắng lợi các chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

©2024 iStockphoto LP. Thiết kế iStock là nhãn hiệu của iStockphoto LP.