Triều Tiên và hàn Quốc là 2 quốc gia cùng nằm trên một bán đảo, sử dụng chung một ngôn ngữ tuy nhiên lại có sự khác biệt rõ rệt về kinh tế, văn hóa,… Lý do gì khiến cho Hàn Quốc và Triều Tiên chưa thể thống nhất dù đã trải qua gần cả thập kỷ? Nếu 2 đất nước này được thống nhất thì tình hình sẽ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Triều Tiên và hàn Quốc là 2 quốc gia cùng nằm trên một bán đảo, sử dụng chung một ngôn ngữ tuy nhiên lại có sự khác biệt rõ rệt về kinh tế, văn hóa,… Lý do gì khiến cho Hàn Quốc và Triều Tiên chưa thể thống nhất dù đã trải qua gần cả thập kỷ? Nếu 2 đất nước này được thống nhất thì tình hình sẽ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Năm 1945, Thế Chiến II kết thúc cũng là lúc chấm dứt sự cai trị của Đế quốc Nhật Bản. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự bởi Liên Xô và Hoa Kỳ.
Năm 1948, hai nhà nước được hình thành là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên hoặc Bắc Hàn) và Đại Hàn Dân Quốc (còn gọi là Hàn Quốc, Nam Hàn hoặc Nam Triều Tiên) với danh giới là dọc theo vĩ tuyến 38.
Hàn Quốc và Triều Tiên từ đó hình thành nên thể chế chính trị khác nhau và cả 2 đều muốn thống nhất. Ngày 25/6/1950, Triều Tiên tiến quân xâm lược miền Nam dưới sự chỉ huy của Kim Il Sung và sự hỗ trợ của Liên Xô, dẫn đến cuộc nội chiến đẫm máu, tàn phá nặng nề bán đảo Hàn Quốc.
Vào tháng 09/1950, lực lượng Liên Hợp Quốc, do Hoa Kỳ lãnh đạo, đã can thiệp để bảo vệ miền Nam, và tiến vào Bắc Triều Tiên. Khi họ đến gần biên giới với Trung Quốc, các lực lượng Trung Quốc thay mặt Triều Tiên can thiệp, làm thay đổi cán cân chiến tranh một lần nữa.
Cuộc chiến kết thúc vào ngày 27/07/1953, với một hiệp định đình chiến gần như khôi phục lại ranh giới ban đầu giữa Bắc và Nam Triều Tiên. Và từ đó cho đến nay, Hàn Quốc và Triều Tiên chính thức bị chia cắt ở vĩ tuyến 38.
Kể từ những năm 1990, với tiến trình tự do hóa của chính phủ Hàn Quốc cũng như sự qua đời của người sáng lập CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành, hai bên đã tiến hành các bước nhỏ và mang tính biểu tượng hướng tới công cuộc tái thống nhất.
Sự thống nhất giữa hai miền Triều Tiên vẫn là một vấn đề còn rất phức tạp và khó khăn, nhưng không có nghĩa là không thể. Hiện nay, phía bên Hàn Quốc đang đưa ra những kế hoạch mới thúc đẩy bình thường hóa quan hệ liên Triều, những nỗ lực hòa hoãn đã làm dấy lên nhiều hy vọng về khả năng thống nhất bán đảo Triều Tiên/Hàn Quốc, hay chí ít là một dạng liên bang chính trị giữa 2 miền của bán đảo này.
Hình thức liên bang đó đã ít nhiều được thảo luận:
Vì vậy, tính khả thi của các mô hình thống nhất Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn còn nhiều tranh cãi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Sự can thiệp của các cường quốc vào việc thống nhất của Hàn Quốc và Triều Tiên đã diễn ra trong nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, các cường quốc này không muốn thống nhất Hàn Quốc và Triều Tiên vì những lý do chính trị, an ninh và kinh tế của họ:
Tóm lại, việc bán đảo Hàn thống nhất không được các nước lớn ủng hộ, sự can thiệp của các cường quốc vào việc thống nhất của Hàn Quốc và Triều Tiên được xem là một trở ngại lớn trong quá trình đạt được mục tiêu thống nhất của hai quốc gia này.
Chế độ chính trị có thể coi là điểm khác biệt lớn nhất giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Đây cũng chính là lý do khiến cho 2 bên tạo ra những mâu thuẫn và không thể đi tới thống nhất:
Theo số liệu năm 2018 của ngân hàng trung ương Hàn Quốc, tổng thu nhập quốc dân của Triều Tiên là 35,895 tỷ won bằng 1/53 so với tổng thu nhập quốc dân của Hàn Quốc là 1,898,453 tỷ won. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người của Triều Tiên là 1,43 triệu won, bằng 1/26 so với Hàn Quốc là 36,79 triệu won.
Có thể thấy, về kinh tế thì Hàn Quốc có một sự phát triển vượt bậc hơn hẳn với Triều Tiên. Hàn Quốc là một quốc gia phát triển với nền kinh tế thị trường mở, có mối quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới và đứng thứ 4 về số lượng xe hơi sản xuất hàng năm trên toàn cầu.
Hiện tại Triều Tiên vẫn có nền kinh tế khá khó khăn, do các lệnh trừng phạt kinh tế từ cộng đồng quốc tế.
Hàn Quốc là một quốc gia phát triển có văn hóa đa dạng, nổi tiếng với nền công nghiệp giải trí phát triển và có tầm ảnh hưởng với các nước khác trong khu vực.
Triều Tiên có văn hóa truyền thống đặc biệt, ảnh hưởng chủ yếu từ chủ nghĩa cộng sản và nhà lãnh đạo Kim Jong Un, không có sự phát triển nổi bật trong lĩnh vực giải trí hoặc văn hóa đương đại.
Triều Tiên và Hàn Quốc đều chú trọng đầu tư vào lĩnh vực quân sự bởi 2 bên luôn ở tình trạng chiến tranh lạnh, căng thẳng. Dưới đây là một số điểm khác biệt trong quân sự của hai quốc gia này:
Một trong những vấn đề khiến các bên liên quan đều “lăn tăn” khi Triều Tiên và Hàn Quốc được thống nhất đó chính là vũ khí hạt nhân sẽ được xử lý như thế nào? Dưới đây là một số phương án xử lý:
1- Tiếp tục giữ vũ khí hạt nhân: Một số người cho rằng việc giữ lại vũ khí hạt nhân là cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia và đối phó với sự can thiệp của các nước khác.
2 – Hủy bỏ vũ khí hạt nhân của Triều tiên: Đây là một phương án được ủng hộ bởi nhiều nước và tổ chức quốc tế. Trong trường hợp này, Triều tiên sẽ phải hủy bỏ hoàn toàn các chương trình vũ khí hạt nhân và chấp nhận sự kiểm soát và giám sát của cộng đồng quốc tế.
3 – Tạo ra một khu vực không có vũ khí hạt nhân: Đây là một phương án khác được đề xuất bởi các chuyên gia, trong đó cả Hàn Quốc và Triều tiên sẽ tham gia vào một khu vực không có vũ khí hạt nhân.
4 – Tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân: Nếu cả hai miền đồng ý về việc tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân, đó sẽ là một bước tiến lớn trong việc loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi bán đảo Triều Tiên.
Nếu thống nhất thì với vị trí địa lý của Triều Tiên/Hàn Quốc khiến cho đất nước này khó tránh khỏi nguy cơ bị lôi cuốn vào một cuộc xung đột 4 bên gồm Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản. Khi đó vũ khí hạt nhân giúp Triều Tiên xử trí dễ dàng hơn.
Vậy nên có thể chắc chắn một điều rằng quốc gia này sẽ không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình để đẩy lùi các khó khăn địa chính trị.
Lee San là một hướng dẫn viên du lịch tại Buitour.com, với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch Hàn Quốc. Với đam mê khám phá, chia sẻ và học hỏi, cô ấy mong muốn có thể chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của mình với tất cả mọi người thông qua những bài viết của mình.
Thống nhất Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 통일, 統一) là giả thuyết đề cập đến khả năng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên trong tương lai gần của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (thường được gọi là Bắc Hàn hoặc Bắc Triều Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc (thường được gọi là Nam Hàn hoặc Nam Triều Tiên) dưới một chính quyền trung ương duy nhất hoặc theo mô hình "Một quốc gia, hai chế độ" - tương tự như hình thức của Hồng Kông, Ma Cao với Trung Quốc đại lục hiện nay.
Tiến trình sáp nhập được khởi xướng lần đầu tiên từ Tuyên bố chung Bắc – Nam ngày 15 tháng 6 năm 2000, được tái khẳng định bởi Tuyên bố Bàn Môn Điếm về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất bán đảo Triều Tiên vào tháng 4 năm 2018, nơi hai miền đồng ý cùng nhau hướng tới một sự thống nhất hòa bình trong tương lai và cũng được nêu ra trong bản tuyên bố chung của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh Singapore vào tháng 5 năm 2018. Việc tái thống nhất được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích to lớn và vững mạnh cho cả hai quốc gia. Đặt tham vọng biến "Triều Tiên thống nhất" trở thành một đại cường quốc mới trên thế giới, sánh ngang các nước G7.
Trước Thế chiến 2, toàn bộ bán đảo Triều Tiên thuộc về một quốc gia có lịch sử hàng nghìn năm, được biết đến qua các tên gọi cũ lần lượt là Cao Ly, nhà Triều Tiên và Đế quốc Đại Hàn. Sau Thế chiến 2 (1945), Triều Tiên bị chia thành hai quốc gia dọc theo vĩ tuyến 38 (nay là khu phi quân sự Triều Tiên). Miền Bắc bán đảo Triều Tiên nằm dưới sự điều hành của Liên Xô trong những năm đầu sau chiến tranh, còn miền Nam bán đảo Triều Tiên được quản lý bởi Hoa Kỳ. Năm 1950, chính quyền Bắc Triều Tiên tìm cách thống nhất với Hàn Quốc bằng vũ lực, khởi đầu bằng chiến tranh Triều Tiên, nhưng rồi cuối cùng kết thúc trong bế tắc vào năm 1953. Kể từ khi kết thúc chiến tranh, việc thống nhất đất nước đã trở nên khó khăn hơn khi mà hai quốc gia ngày càng trở nên cách biệt về chính trị, tư tưởng, đặc biệt là kinh tế. Tuy nhiên, vào đầu năm 2018, mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã có những tín hiệu nồng ấm, bắt đầu với sự tham gia của đoàn vận động viên Bắc Triều Tiên vào Thế vận hội Mùa đông 2018 tại Hàn Quốc cùng nhiều tiến trình thúc đẩy hòa bình lâu dài cho bán đảo. Dưới thời tổng thống Moon Jae-in, một người theo chủ trương ôn hòa cùng đường lối ngoại giao mềm mỏng[1][2][3], hai miền được hy vọng sẽ tái thống nhất trong hòa bình - sớm nhất là vào năm 2045.[4][5][6]
Sự chia cắt hiện tại của bán đảo Triều Tiên là kết quả của các quyết định được đưa ra vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1910, Đế quốc Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên, và cai trị quốc gia này cho đến khi đầu hàng trong Thế Chiến II. Thỏa thuận độc lập Triều Tiên chính thức tiến hành vào ngày 1 tháng 12 năm 1943, khi Hoa Kỳ, Trung Quốc và Anh ký Tuyên bố Cairo, nêu rõ: "Nhận thức được ách nô lệ mà nhân dân Triều Tiên đang phải chịu đựng, ba cường quốc trên đây kiên định rằng Triều Tiên phải được tự do và độc lập." Năm 1945, Liên Hợp Quốc đã xây dựng kế hoạch ủy trị Triều Tiên.[7]
Việc phân chia bán đảo thành hai khu vực chiếm đóng quân sự đã được thỏa thuận – một khu vực phía bắc do Liên bang Xô viết quản lý và một khu vực phía nam do Hoa Kỳ quản lý. Vào nửa đêm ngày 10 tháng 8 năm 1945, hai đại tá quân đội đã chọn vĩ tuyến 38 Bắc là một đường phân chia. Quân đội Nhật Bản ở phía bắc của tuyến này đã đầu hàng Liên Xô và quân đội ở phía Nam đầu hàng Hoa Kỳ.[7] Đây không phải là dự định ban đầu của một sự phân chia lâu dài, nhưng cục diện chính trị thời Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến việc thành lập hai chính phủ riêng biệt ở hai miền vào năm 1948 và những căng thẳng gia tăng đã ngăn cản sự hợp tác. Mong muốn của nhiều người dân Triều Tiên về một sự thống nhất trong hòa bình đã kết thúc khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950.[8] Vào tháng 6 năm 1950, quân đội Triều Tiên xâm chiếm Hàn Quốc. Mao Trạch Đông ủng hộ cuộc đối đầu với Hoa Kỳ[9] và Joseph Stalin miễn cưỡng tán thành việc xâm lăng.[10] Sau ba năm chiến tranh có sự tham gia của cả hai miền Triều Tiên, Trung Quốc và các lực lượng Liên Hợp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo, cuộc chiến đã kết thúc với một thỏa thuận đình chiến ở khoảng cùng ranh giới phân chia cũ.
Mặc dù hiện nay là các thực thể chính trị riêng biệt, các chính phủ Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã tuyên bố sự phục hồi cuối cùng của bán đảo Triều Tiên dưới một nhà nước duy nhất là mục tiêu của cả hai. Sau "cú sốc Nixon" vào năm 1971 dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các chính phủ của hai miền Triều Tiên đã ra Tuyên bố chung Bắc-Nam ngày 4 tháng 7 năm 1972 rằng một đại diện của mỗi chính phủ đã bí mật đến thăm thành phố thủ đô của phía bên kia và cả hai bên đã đồng ý với một tuyên bố chung giữa 2 miền của đất nước, phác thảo các bước sẽ thực hiện để đạt đến thống nhất trong hòa bình của dân tộc Triều Tiên:
Tuy nhiên, Ủy ban điều phối Bắc-Nam đã bị giải tán vào năm sau sau khi không có tiến triển nào trong việc thực thi thỏa thuận. Vào tháng 1 năm 1989, người sáng lập Hyundai, Jung Ju-young, đã đi thăm Triều Tiên và xúc tiến du lịch ở núi Kumgang. Sau mười hai năm gián đoạn, các thủ tướng của hai miền Triều Tiên đã gặp nhau tại Seoul vào tháng 9 năm 1990 để tham gia vào cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều hay Đối thoại cấp cao. Trong tháng 12, hai nước đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề hòa giải Bắc – Nam trong "Hiệp định hòa giải, không xâm phạm, hợp tác và trao đổi giữa miền Bắc và miền Nam," tuy nhiên các thỏa thuận lại một lần nữa thất bại sau khi kiểm tra các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Năm 1994, sau chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đến Bình Nhưỡng, các nhà lãnh đạo của hai miền Triều Tiên đồng ý gặp nhau, nhưng cuộc họp đã bị đình chỉ sau sự kiện Kim Nhật Thành qua đời tháng 7 năm đó và phải hoãn lại tới tận năm 2000 trong nhiệm kỳ lãnh đạo mới của 2 miền.[12]
Vào tháng 6 năm 2000, Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung Bắc-Nam ngày 15 tháng 6, trong đó cả hai bên hứa sẽ tìm kiếm một sự thống nhất hòa bình:[13]
Một đội vận động viên dưới cờ Triều Tiên thống nhất đã tham dự lễ khai mạc của các Thế vận hội 2000, 2004 và 2006, nhưng đội tuyển quốc gia Triều Tiên và Hàn Quốc thi đấu riêng biệt. Đã có kế hoạch cho một đội tuyển thực sự thống nhất tại Thế vận hội mùa hè 2008, nhưng hai nước không thể đồng thuận về các chi tiết để thực hiện nó. Trong Giải vô địch quần vợt thế giới 1991 tại Chiba, Nhật Bản, hai quốc gia đã thành lập một đội thống nhất. Đội tuyển nữ Triều Tiên Thống nhất môn khúc côn cầu băng tham gia thi đấu dưới một mã quốc gia IOC riêng biệt (COR) trong Thế vận hội Mùa đông 2018.[14] Tổng thống Moon Jea-in nói rằng đất nước sẽ cố gắng tái thống nhất hòa bình vào năm 2045, tròn 100 năm nước Triều Tiên được giải phóng khỏi Thực dân Nhật; Phe cánh tả ủng hộ giải pháp liên bang, bang liên hoặc 1 quốc gia-2 chế độ trong khi phe cánh hữu ủng hộ việc làm sáp nhập miền Bắc vào miền Nam để mở rộng chủ quyền quốc gia họ của chính quyền Seoul giống như Đức và Yemen. 2 Chính phủ đang nỗ lực làm tái thống nhất.
Tại sao Triều Tiên và Hàn Quốc không thống nhất là một câu hỏi được đặt ra không chỉ bởi các chính trị gia, nhà quản lý, các chuyên gia, mà còn là những người dân tại hai nước này. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi này, ta phải đi sâu vào lịch sử, chính trị, kinh tế và văn hóa của hai quốc gia.
Triều Tiên và Hàn Quốc đã từng là một quốc gia độc lập cho đến khi Nhật Bản chiếm đóng vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, Hàn Quốc trở thành thuộc địa của Nhật Bản trong thời gian dài, trong khi Triều Tiên được chia thành hai phần vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, với phía Bắc được kiểm soát bởi Liên Xô và phía Nam được kiểm soát bởi Mỹ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Hàn Quốc và Triều Tiên được chia thành hai quốc gia độc lập. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai quốc gia này không bao giờ là ổn định và đã trải qua nhiều cuộc xung đột, đặc biệt là vào những năm 1950 với cuộc chiến tranh Hàn Quốc.
Một trong những nguyên nhân chính làm cho Triều Tiên và Hàn Quốc không thống nhất là sự khác biệt về chính trị. Triều Tiên là một nước cộng sản độc đáo, trong khi Hàn Quốc là một nước dân chủ. Triều Tiên coi chế độ cộng sản là chính trị lý tưởng và từ chối bất kỳ thay đổi chính trị nào. Trong khi đó, Hàn Quốc xem việc đảm bảo quyền tự do dân chủ là ưu tiên hàng đầu.
Bên cạnh đó, mỗi quốc gia đều có những lợi ích và mục tiêu chính trị riêng của mình, và việc thống nhất có thể làm giảm sức mạnh của một số lợi ích này.
Triều Tiên và Hàn Quốc có những nền kinh tế khác nhau. Trong khi Hàn Quốc có một nền kinh tế phát triển và mở, Triều Tiên lại đang trải qua khó khăn về kinh tế và đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây. Nếu hai quốc gia thống nhất, điều này có thể gây ra nhiều thay đổi kinh tế và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, việc thống nhất có thể đặt ra một số vấn đề kinh tế khác nhau giữa hai quốc gia. Ví dụ, Hàn Quốc sở hữu nhiều tài nguyên và công nghệ cần thiết để phát triển một khu vực kinh tế thống nhất, trong khi Triều Tiên cần đầu tư và tiếp cận với các công nghệ mới để phát triển kinh tế của mình. Điều này có thể tạo ra một sự mất cân bằng kinh tế giữa hai quốc gia, gây ra các vấn đề xã hội và chính trị mới.
Khác nhau về văn hóa và nhận thức cũng là một nguyên nhân làm cho Triều Tiên và Hàn Quốc không thể thống nhất. Hai nước này có lịch sử, ngôn ngữ, truyền thống và giá trị văn hóa khác nhau. Một số người dân Triều Tiên và Hàn Quốc cảm thấy lo ngại rằng việc thống nhất có thể dẫn đến sự mất mát của các giá trị văn hóa và truyền thống của họ.
Ngoài ra, việc thống nhất cũng có thể đặt ra các vấn đề về an ninh, với việc các quân đội và lực lượng an ninh của hai quốc gia phải hợp tác với nhau và tôn trọng các giá trị và lý tưởng khác nhau.
Tổng hợp lại, việc Triều Tiên và Hàn Quốc không thể thống nhất đến từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa và lịch sử. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự đối thoại, tôn trọng và hợp tác giữa hai quốc gia, cũng như sự hỗ trợ và can thiệp từ các nước và tổ chức quốc tế.
Việc thống nhất giữa hai quốc gia có thể sẽ không xảy ra trong tương lai gần, nhưng vẫn cần có nỗ lực từ các bên để đạt được một sự ổn định và hòa bình trên bán đảo. Theo dõi Buitour để đọc những thông tin mới nhất.
Lee San là một hướng dẫn viên du lịch tại Buitour.com, với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch Hàn Quốc. Với đam mê khám phá, chia sẻ và học hỏi, cô ấy mong muốn có thể chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức của mình với tất cả mọi người thông qua những bài viết của mình.