Ngày Nghỉ Lễ Hàng Năm

Ngày Nghỉ Lễ Hàng Năm

Sau những giờ làm việc, giờ học mệt mỏi thì ngày nghỉ luôn là ngày mà các bạn học sinh quan tâm. Đây sẽ là ngày mà các bạn có thể thư giãn, đi chơi và quẩy hết sức sau những ngày học và làm việc hết mình. Chúng ta hãy cùng nhau điểm danh qua các ngày nghỉ lễ trong năm, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán trong năm nhé!

Sau những giờ làm việc, giờ học mệt mỏi thì ngày nghỉ luôn là ngày mà các bạn học sinh quan tâm. Đây sẽ là ngày mà các bạn có thể thư giãn, đi chơi và quẩy hết sức sau những ngày học và làm việc hết mình. Chúng ta hãy cùng nhau điểm danh qua các ngày nghỉ lễ trong năm, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán trong năm nhé!

Lịch nghỉ lễ 2-9 của người lao động thuộc các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân

Thời gian nghỉ lễ mùng 2/9 của người lao động thuộc các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân (nằm ngoài nhà nước) sẽ căn cứ theo quy chế nghỉ và lịch làm việc của từng đơn vị, doanh nghiệp.

(1) Đối với người lao động có chế độ nghỉ 01 ngày cuối tuần (nghỉ chủ nhật hàng tuần) thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm 2024 sẽ kéo dài 03 ngày liên tiếp. Từ ngày 01/9/2024 đến hết ngày 03/9/2024 (rơi vào các ngày Chủ nhật, Thứ 2 và Thứ 3).

(2) Đối với người lao động có chế độ nghỉ 02 ngày cuối tuần (nghỉ Thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần) thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm 2024 sẽ kéo dài 04 ngày từ ngày 31/8/2024 đến ngày 03/9/2024 (giống như lịch nghỉ của công chức, viên chức).

(3) Đối với người lao động có chế độ nghỉ không rơi vào các ngày cuối tuần sẽ tùy theo sắp xếp của đơn vị, doanh nghiệp nơi người lao động làm việc. Tuy nhiên người lao động vẫn được đảm bảo được nghỉ 02 ngày nghỉ lễ Quốc Khánh là ngày 2-9 (ngày Thứ 2) và ngày liền kề trước hoặc sau ngày Quốc khánh là ngày 01/9/2024 hoặc ngày 03/9/2024 (ngày Chủ nhật hoặc ngày Thứ 3).

Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Luật Lao động 2019, người lao động làm việc ban ngày bình thường vào ngày nghỉ lễ Quốc khánh được tính hưởng lương ít nhất bằng 300% lương làm việc ban ngày của ngày làm việc bình thường chưa bao gồm lương của ngày nghỉ lễ vẫn hưởng lương (theo điểm c khoản 1, điều này)

Ngoài ra, đối với người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường quy định tại khoản 2, điều 98.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 3 Điều 98 Luật Lao động 2019, đối với người lao động làm thêm giờ vào ban đêm trong ngày nghỉ lễ 2-9 còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ.

Như vậy, tiền lương của người lao động đi làm vào ngày nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm 2024 được tính như sau:

(1) Người lao động làm việc vào thời gian ban ngày, với mỗi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 2-9 sẽ nhận được số tiền lương ít nhất bằng 400% lương của ngày làm việc bình thường gồm:

(2) Người lao động làm việc vào ban đêm, với mỗi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 2-9 sẽ nhận được số tiền ít nhất bằng 490% lương của ngày làm việc bình thường trong đó gồm:

100% lương của ngày làm việc bình thường.

Tiền lương làm việc ngày lễ: ít nhất 300% lương của ngày làm việc bình thường.

Lương làm việc vào ban đêm: được trả thêm 30% lương ban ngày của ngày làm việc bình thường.

Lương làm thêm giờ vào ban đêm: được trả thêm 20% lương làm việc của ngày lễ = 60% lương ban ngày của ngày làm việc bình thường.

Như vậy người lao động tham gia làm việc tại công ty, doanh nghiệp trong các ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2024 sẽ nhận được số tiền lương gấp từ 3 đến 4 lần mức lương của ngày làm việc bình thường. Đây là cơ hội để người lao động có thể gia tăng thu nhập của mình mà vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc và tiến độ sản xuất của công ty, doanh nghiệp.

Lễ diễu hành kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9

Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm 2024 của học sinh sinh viên

Lễ Quốc khánh năm 2024 sẽ kéo dài 4 ngày liên tiếp, bao gồm 2 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh (ngày 2/9 dương lịch) và 2 ngày nghỉ hàng tuần. Theo lịch chung đối với học sinh và sinh viên cả nước sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024. Tuy nhiên các cơ sở giáo dục đào tạo có thể căn cứ theo tình hình cụ thể của đơn vị để sắp xếp lịch nghỉ lễ 2-9 phù hợp cho học sinh, sinh viên.

Để biết thông tin chính xác về lịch nghỉ lễ 2-9 năm nay, phụ huynh học sinh, sinh viên có thể xem thông báo chính thức trên website Cổng thông tin điện tử của Trường học nơi con em mình đang học tập.

Đi làm ngày 02/9 được trả lương như thế nào?

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động, vào ngày lễ Quốc Khánh người lao động sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương. Do lễ Quốc Khánh là ngày nghỉ hưởng nguyên lương do đó người lao động đi làm vào ngày lễ Quốc Khánh được xem là làm thêm giờ vào ngày lễ, tết.

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động và Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương người lao động được nhận được nếu đi làm vào ngày lễ, tết được quy định như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Như vậy, tiền lương làm thêm vào ngày lễ Quốc Khánh được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ ngày 02/9

Tiền lương giờ thực trả vào ngày làm việc bình thường

Tiền lương giờ thực trả vào ngày làm việc bình thường

400% x Tiền lương giờ thực trả vào ngày làm việc bình thường

Nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì theo quy định tại Điều 57  Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương của người lao động được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm ban đêm ngày 02/9

Tiền lương giờ thực trả vào ngày làm việc bình thường

Tiền lương giờ thực trả vào ngày làm việc bình thường

Tiền lương giờ thực trả vào ngày làm việc bình thường

Tiền lương giờ thực trả vào ngày làm việc bình thường

Tiền lương làm thêm ban đêm ngày 02/9

490% Tiền lương giờ thực trả vào ngày làm việc bình thường

Tóm lại, nếu người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ 02/9 thì mức lương nhận được ít nhất sẽ bằng 400% tiền lương vào ngày làm việc bình thường, nếu người lao động làm thêm vào ban đêm thì mức lương ít nhất nhận được sẽ là 490% tiền lương vào ngày làm việc bình thường.

Trường hợp nếu người lao động được nghỉ bù lễ 02/9 vào ngày 03/9 và người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù lễ này thì người lao động được trả tiền lương với mức lương ít nhất bằng 200% tiền lương vào ngày làm việc bình thường. Nếu người lao động làm vào ban đêm thì mức lương ít nhất bằng 270% tiền lương vào ngày làm việc bình thường.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

NHỮNG NGÀY NGHỈ LỄ Ở NHẬT BẢN NĂM 2023

Nhật Bản được mệnh danh là đất nước "Siêu nghỉ lễ” - hầu như tháng nào cũng sẽ có ngày lễ  và những ngày lễ thì xứ sở Hoa anh đào gọi là “Ngày lịch đỏ”

Với tổng 16 ngày nghỉ lễ lớn trong một năm, những ngày này người lao động sẽ được nghỉ làm và tham gia vào các hoạt động giải trí, văn hoá, văn nghệ, thành phố cũng được trang trí đẹp mắt lộng lẫy hơn ngày thường.

Cùng điểm qua ngày lịch đỏ Nhật Bản để có cơ hội trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị vào ngày nghỉ các bạn nha!

Những ngày nghỉ lễ của Nhật Bản năm 2023

1. Tết Nguyên Đán 1/1 (Dương lịch)

Đây là ngày lễ quan trọng nhất của xứ sở Phù Tang.

Tết Nguyên Đán ở Nhật được đón theo lịch dương như các nước phương Tây. Họ sẽ chuẩn bị đón năm mới từ ngày 31/12. Hầu hết các công ty tại Nhật Bản đều cho nhân viên nghỉ từ ngày 30 Tết đến hết ngày mùng 3 Tết  và bắt đầu công việc từ ngày mùng 4.

Tết Nguyên Đán 1/1 (Dương lịch)

Sáng ngày đầu tiên của năm mới (1/1), các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni và món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa.

Otoso - rượu thuốc uống vào đầu năm mới

Ozoni - món ăn khai vị trước mỗi bữa tiệc rượu

Ngày lễ thành niên được diễn ra vào thứ 2 của tuần thứ 2 - tháng 1 bắt đầu từ năm 1948.

Được tổ chức dành riêng cho những thanh niên tròn 20 tuổi - đây là độ tuổi được xem là trưởng thành tại Nhật Bản. Lễ hội này thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia và là ngày kỉ niệm được đông đảo người dân Nhật Bản hưởng ứng.

3. Ngày Quốc khánh Nhật Bản 11/2

Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày 11/2 năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật chính thức đăng quang. Chính vì vậy, ngày này được chọn là ngày Quốc khánh Nhật Bản (Kenkoku Kinen no Hi). Đây được xem là 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản. Ngày quốc khánh được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành.

Xuân phân - ngày lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, tại Nhật Bản đây là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình.

Vào thời điểm này, cũng là lúc hoa đào nở rộ - các lễ hội hoa anh đào được tổ chức rầm rộ trên cả nước. Và cũng là mùa thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và thưởng thức quang cảnh tuyệt đẹp này.

Diễn ra vào 29/4 - Đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà. Trước năm 2007, ngày này được người Nhật gọi là ngày Xanh.

Sau khi hoàng đế tạ thế người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên.

Từ năm 1947, ngày này chính thức được chọn làm kỷ niệm ngày Hiến pháp Nhật, đánh dấu sự ra đời của một thể chế mới chính thức có hiệu lực sau chiến tranh Thế giới thứ hai.

Còn được người dân Nhật gọi là ngày Xanh

Ở Nhật mang ý nghĩ là cảm tạ những gì mà mẹ thiên nhiên mang lại cho chúng ta. Nhằm kêu gọi người dân giữ gìn màu xanh của thiên nhiên, mọi người sẽ cùng nhau trồng cây trong ngày này.

Ngày Tết Thiếu nhi (Kodomo no hi) là một trong những ngày Quốc lễ của Nhật và là một phần trong Tuần lễ vàng. Đây là ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc.

Lúc trước ngày này chỉ dành riêng cho các bé trai, (các bé gái được tổ chức vào ngày 3/3). Tuy nhiên giờ đây, nó đã trở thành lễ hội cho tất cả trẻ em trên toàn nước Nhật.

Bắt đầu từ năm 1996, ngày của Biển được chọn làm Quốc lễ của Nhật Bản. Ngày này diễn ra vào thứ 2 - tuần thứ ba của tháng 7 - được tổ chức để cảm ơn những gì mà biển cả đã ban tặng cũng như nhằm nâng cao ý thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển với sự tồn tại và phát triển của quốc đảo này.

Lễ hội Obon là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên.

Viếng thăm, dọn dẹp mộ tổ tiên tuần lễ Obon

Được tổ chức ở Nhật hơn 500 năm, kéo dài trong ba đến bốn ngày, tuy nhiên ngày bắt đầu lại có sự khác biệt giữa các vùng miền.

Lễ hội Obon tại Nhật Bản được biết đến như ngày lễ Vu Lan tại Việt Nam, đây cũng là dịp để người Nhật tưởng nhớ về những người đã khuất, trở về gia đình bên người thân và tham gia những hoạt động truyền thống.

Obon còn là dịp để tổ chức vui chơi, giải trí. Nét đặc trưng trong lễ hội Obon chính là vũ điệu Bon Odori - vũ điệu tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên.

Đây là ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình.

Thường được tổ chức vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9, để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Được tổ chức vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10. Chính thức ra đời kể từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ.

Ngày Văn hóa chính thức ra đời từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố.

Ngày này được tổ chức vào 3/11 hàng năm - nhằm khích lệ cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống.

15. Ngày lễ Cảm tạ người lao động 23/11

Ngày lễ Cảm ơn người lao động diễn ra vào ngày 23/11 hàng năm nhằm tri ân, đề cao những giá trị của sức lao động đồng thời cảm tạ cho một vụ mùa bội thu.

Ngày này được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch để thể hiện lòng kính trọng thánh thần.

16. Ngày sinh nhật của Nhật hoàng 23/12

Ngày 23 tháng 12 là ngày lễ kỷ niệm sinh nhật của Nhật hoàng Bình Thành hiện nay, ngày này sẽ tiếp tục khi Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.

Ngày sinh nhật của Nhật hoàng 23/12

Ở trên là tổng hợp những ngày nghỉ lễ quốc gia trong năm của Nhật Bản. Nếu bạn đang sinh sống và làm việc tại xứ Phù Tang hãy hoà chung không khí vui tươi này với người bản địa để có thể hiểu hơn về những nét văn hoá truyền thống nơi đây.

Ngoài ra vào thời điểm này, du học sinh và lao động Việt Nam cũng thường tổ chức những cuộc giao lưu văn hóa Việt Nhật hay họp mặt cộng đồng người Việt ở Nhật.

Họp mặt cộng đồng người Việt vào các dịp lễ ở Nhật

Với những bạn muốn làm thêm, thì phải tuỳ vào xí nghiệp của bạn có cần lao động làm việc vào những ngày này hay không? Nếu có, họ sẽ “mua ngày nghỉ” của lao động bằng một mức lương cao gấp 2 - 3 lần. Vì thế, hầu hết lao động Việt Nam đều mong muốn được làm việc vào những ngày này.

Theo luật lao động của Nhật Bản, lễ tết là thời gian để nghỉ ngơi nên người lao động sẽ không được phép làm thêm vào những ngày này. Đó chỉ là ngoại lệ của một số xí nghiệp không thể gián đoạn quy trình làm việc.

Một số xí nghiệp vẫn làm việc vào ngày lễ ở Nhật

------------------------------------------------------------------------------------------------

Hãy luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích về đất nước mặt trời mọc. Và liên hệ ngay nếu bạn có nhu cầu về xuất khẩu lao động Nhật Bản để được chúng tôi tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Công ty TNHH Nhân lực Mirai - Nâng tầm lao động Việt

Lễ Quốc khánh 2 tháng 9 là ngày kỷ niệm thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người lao động, cán bộ công chức viên chức, học sinh sinh viên sẽ được nghỉ vào ngày này hàng năm. Vậy lịch nghỉ lễ 2-9 năm 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày? Thông tin chi tiết sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.

Lịch nghỉ lễ 2-9 năm 2024 kéo dài 4 ngày liên tiếp