Nguy Cơ Chiến Tranh Việt Nam Campuchia

Nguy Cơ Chiến Tranh Việt Nam Campuchia

Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia, hay còn được gọi là Chiến tranh biên giới Tây Nam; tiếng Khmer: សង្គ្រាមកម្ពុជា-វៀតណាម, UNGEGN: Sângkréam Kâmpŭchéa-Viĕtnam; Những người theo chủ nghĩa dân tộc Khmer gọi là Việt Nam xâm lược Campuchia (tiếng Khmer: ការឈ្លានពានរបស់វៀតណាមមកកម្ពុជា, UNGEGN: Karchhléanpéan rôbâs Viĕtnam môk Kâmpŭchéa), là cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ. Cuộc chiến có nguyên nhân từ các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân, đặc biệt là vụ thảm sát Ba Chúc khiến hơn 3.000 dân thường Việt Nam thiệt mạng.[20] Vào ngày 25 tháng 12 năm 1978, Việt Nam tiến hành một cuộc phản công toàn diện vào Campuchia, sau đó chiếm đóng nước này và lật đổ chính phủ của Đảng Cộng sản Campuchia.[21]

Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia, hay còn được gọi là Chiến tranh biên giới Tây Nam; tiếng Khmer: សង្គ្រាមកម្ពុជា-វៀតណាម, UNGEGN: Sângkréam Kâmpŭchéa-Viĕtnam; Những người theo chủ nghĩa dân tộc Khmer gọi là Việt Nam xâm lược Campuchia (tiếng Khmer: ការឈ្លានពានរបស់វៀតណាមមកកម្ពុជា, UNGEGN: Karchhléanpéan rôbâs Viĕtnam môk Kâmpŭchéa), là cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ. Cuộc chiến có nguyên nhân từ các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân, đặc biệt là vụ thảm sát Ba Chúc khiến hơn 3.000 dân thường Việt Nam thiệt mạng.[20] Vào ngày 25 tháng 12 năm 1978, Việt Nam tiến hành một cuộc phản công toàn diện vào Campuchia, sau đó chiếm đóng nước này và lật đổ chính phủ của Đảng Cộng sản Campuchia.[21]

Hoạt động hỗ trợ tại Campuchia của quân tình nguyện Việt Nam

Sau khi Campuchia giải phóng, Việt Nam đã quyết định để bộ đội tình nguyện tiếp tục ở lại Campuchia đề phòng Khmer Đỏ quay lại cướp chính quyền. Thủ tướng Campuchia là Hun Sen cho biết Việt Nam định rút quân sớm, nhưng ông đã đề nghị quân Việt Nam ở lại để giúp đỡ và họ đã đóng vai trò giải phóng Campuchia:[74]

Trong thời kỳ đóng quân tại Campuchia, quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp đỡ hàng triệu người dân Campuchia trở về quê cũ, khôi phục sản xuất, làm lại nhà cửa, trường học, chùa chiền. Nhân dân Campuchia đã dấy lên một cao trào quần chúng hồi sinh từng người, từng gia đình, từng thôn ấp và hồi sinh toàn dân tộc.[75] Quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp những người dân này sửa lại nhà, ai không còn nhà thì dựng lại nhà, làm sạch giếng cho người dân Campuchia uống, cung cấp lương thực cho người dân Campuchia, khôi phục và sửa chữa lại trường học. Lực lượng ngành y của Việt Nam đi cùng bộ đội thời bấy giờ thì chữa bệnh cho người dân Campuchia. Dần dần trường lớp, làng mạc, bệnh viên, trường học... được khôi phục lại. Bộ quốc Phòng đã chỉ đạo hành động theo từng giai đoạn. Theo đó, giai đoạn đầu do người dân Campuchia chưa có gì, Việt Nam sẽ thực hiện "Việt Nam làm giúp Campuchia" - nghĩa là đánh giặc cũng Việt Nam, giúp dân sản xuất cũng Việt Nam, xây dựng chính quyền cũng Việt Nam (bởi khi đó chính quyền của Campuchia đã bị Khmer Đỏ phá hủy). Khi người dân Campuchia đã có cơ sở, Việt Nam chuyển sang khẩu hiệu "Ta, bạn cùng làm". Giai đoạn ba là "Bạn làm ta giúp" - nghĩa là khi người dân Campuchia đã đủ khả năng, người dân Campuchia yêu cầu tới đâu Việt Nam giúp tới đó. Cuối cùng, khi người dân Campuchia thực sự lớn mạnh thì Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện về nước để người dân Campuchia tự đảm đương công việc trong nước.[76]

Lập trường của phái đoàn Việt Nam gồm 10 điểm sau:[77]

Theo cựu ngoại trưởng Singapore Bilahari Kausikan thì Singapore đã bị Mỹ cảnh báo rằng sẽ có "máu đổ trên sàn nhà" nếu Singapore không chịu ủng hộ Khmer Đỏ, nói cách khác Singapore bị Mỹ ép phải ủng hộ Khmer Đỏ để bảo vệ lợi ích tối cao của Mỹ.[79]

Trong Tuyên bố của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhân dịp ký kết hiệp định hòa bình về Campuchia, phía Việt Nam nhấn mạnh:

"...Hơn 12 năm qua, với truyền thống đoàn kết, hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, Quân đội Nhân dân Việt Nam không quản muôn vàn hy sinh gian khổ đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Campuchia trong cuộc đấu trong vì độc lập, chủ quyền và sự sống còn của dân tộc. Những cống hiến to lớn của quân tình nguyện Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia từng bước hồi sinh và góp phần vào sự nghiệp hòa bình và hợp tác ở Đông Nam Á. Những cống hiến đó đã và sẽ mãi được lịch sử hai dân tộc ghi nhận và trân trọng... Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định lại quan điểm của mình về việc thực hiện Hiệp định Hòa bình về Campuchia, nhất là các điều khoản liên quan đến vai trò của Liên hợp quốc ở Campuchia, trong thời kỳ quá độ phải dựa trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng chủ quyền của Campuchia và chủ quyền của các nước láng giềng của Campuchia... Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẵn sàng cùng các bên tham gia ký kết và Liên hợp quốc làm đầy đủ trách nhiệm thi hành Hiệp định nhằm bảo đảm một nền hòa bình lâu dài, bền vũng ở Campuchia; tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm lãnh thỏ, thống nhân dân tộc của Campuchia; tôn trọng nền trung lập và không liên kết của Campuchia; tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng của Campuchia, góp phần vào hòa bình, ổn định hữu nghị và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam mong rằng nhân dân Campuchia trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước Campuchia giàu mạnh, đạt tới cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc"[80]

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng cho rằng Hiệp định hòa bình tại Campuchia sẽ tạo cơ hội để nhân dân Campuchia khôi phục và phát triển đất nước, xây dựng một nước Campuchia hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hòa bình được lập lại tại Campuchia cũng mở ra triển vọng về một thời kỳ mới cho các nước trong khu vực xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định hợp tác và phồn vinh, góp phần quan trọng vào hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dường và trên toàn thế giới.

Truy quét tàn quân Khmer Đỏ (tháng 1 năm 1979 - tháng 5 năm 1979)

Trên chiến trường Campuchia, vì quân Việt Nam tiến quá nhanh chóng, nên quân Khmer Đỏ chỉ bị tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hẳn. Nhiều đơn vị đã tập trung lại thành những đơn vị nhỏ, tiếp tục đánh du kích và quấy phá.

Sau khi Quân đoàn 4 chiếm được Phnôm Pênh, ngày 7/1/1979 các đơn vị của Quân đoàn 3, Quân khu 5 và Quân khu 7 cũng vượt sông Mekong tiến chiếm và bình định lãnh thổ phía bắc Biển Hồ và sông Tonlé Sap. Quân Khmer Đỏ đã cố gắng kháng cự gần tỉnh Battambang nhưng cũng chỉ có thể làm chậm đà tiến quân của Việt Nam. Họ đã phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.

Quân đoàn 2 và các sư đoàn của Quân khu 9 sau khi chiếm được vùng duyên hải cũng tiến dọc theo quốc lộ 4 về hướng Bắc. Mấy ngày sau khi Trung Quốc tiến đánh biên giới Việt-Trung, Quân đoàn 2 rút về bảo vệ Hà Nội[44]. Việt Nam bắt đầu tổng động viên, một số các trung đoàn độc lập được tăng cường lên thành cấp sư đoàn, như các trung đoàn Gia Định 1 và 2, Quyết Thắng 1 và 2, trở thành các Sư đoàn 317, 318 để gửi sang tăng cường mặt trận Campuchia. Trách nhiệm chính trong công tác hành quân vẫn là các đơn vị của Quân đoàn 4.

Ngày 8 tháng 1, Sư đoàn 10 theo lệnh của tướng Kim Tuấn thực hiện cuộc hành quân chớp nhoáng truy kích quân Khmer Đỏ. Tới ngày 9, Trung đoàn 24 đã chiếm được Kampong Thom, Trung đoàn 26 cũng đã kiểm soát được đường 6 nối Kampong Thom và Phnôm Pênh, Trung đoàn 66[f] được lệnh vượt lên trước hai đơn vị này đánh chiếm thành phố Siem Reap ở phía tây bắc biển hồ Tongle Sap. Dùng 36 xe tải chở quân, được xe tăng yểm trợ, trung đoàn nhanh chóng hành quân, tiến được 100 km chỉ trong vòng 2 giờ, đồng thời đánh tan các trạm kiểm soát của Khmer Đỏ dọc đường. Trên đường đi, một đoàn xe chở quân Khmer Đỏ cũng nhập vào đội hình trung đoàn do tưởng nhầm là tàn quân Khmer Đỏ tháo chạy. Do trời tối, không ai phát hiện ra sự nhầm lẫn này. Mãi đến khi hai bên nhận ra nhau thì một trận đánh khốc liệt mới nổ ra, quân Việt Nam tiêu diệt và chiếm toàn bộ đoàn xe gồm 23 xe tải chở quân Khmer Đỏ. Rạng sáng ngày 10, quân Việt Nam đến Siem Reap, quân Khmer Đỏ bị bất ngờ, phải tháo chạy ra bốn phía. Tới khi trời tối thì Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 và Sư đoàn 5 của Quân khu 7 cũng đã tới nơi.

Ngày hôm sau, Trung đoàn 24 lại hành quân 100 km nữa đánh chiếm thị xã Sisophon nằm cách biên giới Thái Lan 50 km. Ngày 12 tháng 1, (sau khi trao lại thị xã cho lực lượng Quân khu 5) trung đoàn 24 một tiểu đoàn của Trung đoàn 66 cùng một đại đội xe M-113, pháo phòng không và trọng pháo theo theo đường 5 phía nam Sisophon đánh vào các lực lượng Khmer Đỏ đang tập trung về Battambang và chiếm thành phố ngay trong ngày hôm đó.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, tướng Kim Tuấn di chuyển Bộ chỉ huy Quân đoàn 3 đến Battambang để trực tiếp chỉ huy chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot tập trung ở vùng tây nam gần biên giới Thái Lan. Ba ngày sau, ông rời Battambang để đi Siem Reap, trên đường đi khoảng 40 km về hướng bắc Battambang, đoàn xe của ông bị Khmer Đỏ phục kích. Mặc dù lực lượng phục kích bị đè bẹp,[45] chiếc com-măng-ca thứ 3 có Tư lệnh Kim Tuấn ngồi bên cạnh người lái xe bị trúng đạn M79 khiến ông bị thương nặng vùng cột sống và mất ngày hôm sau, ngày 17 tháng 3. Ông là sĩ quan cao cấp nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh khi tham chiến ở Campuchia. Ba tháng sau, tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 3 của ông rời Campuchia để tham gia phòng thủ biên giới phía bắc với Trung Quốc.

Trận đánh quan trọng đầu tiên trong chiến dịch bình định diễn ra tại Kampong Speu, nằm trên quốc lộ 4 nối hải cảng Kampong Som với Phnôm Pênh, cách Phnôm Pênh khoảng 50 km. Thị xã này, sau khi quân Khmer Đỏ di tản vội vã, do Trung đoàn 10 thuộc Sư đoàn 339 Việt Nam chiếm đóng. Nhưng ít ngày sau, các lực lượng còn lại của các Sư đoàn 703, 340, 221 từ tuyến phòng thủ Svay Rieng chạy về đã tập trung lại và dự định tái chiếm thị xã. Được tin, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 điều động Sư đoàn 341 đến tăng cường. Trận đánh bắt đầu ngày 21 tháng 1 năm 1979 đến ngày 7 tháng 2 mới kết thúc. Dù bị tổn thất nặng, quân Việt Nam vẫn giữ được Kampong Speu, các lực lượng của 3 sư đoàn Khmer Đỏ bị tan rã, chỉ còn là những nhóm nhỏ hoặc tiếp tục đánh du kích, hoặc rút về biên giới Thái Lan.

Giữ vững được Kampong Speu, bảo đảm được giao thông trên quốc lộ 4, quân Việt Nam tiến đánh căn cứ Amleang, nơi mà bộ chỉ huy quân sự của Pol Pot từ Phnôm Pênh rút về trú đóng. Căn cứ này nằm trong một vùng rừng núi hiểm trở, cách Phnôm Pênh khoảng 100 km về phía tây nam. Lực lượng tấn công gồm Sư đoàn 2, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 341 của Quân đoàn 4, được tăng cường thêm Sư đoàn 5 của Quân khu 7. Vì lực lượng tấn công quá hùng hậu, quân Khmer Đỏ rút lui, bỏ lại căn cứ Amleang, nhưng họ tìm đủ cách để gây khó khăn và tổn thất cho quân Việt Nam khi họ rút lui khỏi căn cứ bằng đủ mọi cách như phục kích, bắn tỉa, gài mìn, đốt rừng...

Chiếm xong được Amleang, quân Việt Nam mở chiến dịch đánh chiếm thị trấn Leach (Phnum Kravanh). Leach là một thị trấn nằm gần quốc lộ số 5 là con đường từ Phnôm Pênh đi Battambang, cách biên giới Thái Lan khoảng 80 km. Trước ngày 7 tháng 1, Leach được Khmer Đỏ sử dụng làm căn cứ tiếp liệu. Sau khi Phnôm Pênh thất thủ, khi quân Việt Nam chưa có đủ thì giờ để chiếm đóng hết các vị trí, Khmer Đỏ dự định biến Leach thành một căn cứ phản công. Phần lớn những lực lượng còn lại được tập trung tại đây gồm nhiều sư đoàn (104, 210, 260, 264, 460, 502). Lực lượng phòng thủ cũng có vài khẩu pháo 105 ly vài xe thiết giáp.

Để tấn công Leach, quân Việt Nam đã sử dụng một lực lượng lớn và tấn công làm bốn hướng. Hướng thứ nhất, do Sư đoàn 341 thay thế Sư đoàn 330 đã bị hao hụt quân số quá nhiều khi giải tỏa quốc lộ số 5, đánh chiếm thị xã Pursat để từ đó đánh vào mặt bắc của Leach. Hướng thứ hai do Sư đoàn 9 từ căn cứ Amleang mới chiếm được đánh vào phía đông. Hướng thứ ba do Quân khu 9 phụ trách được tàu đổ bộ chở đến tỉnh Koh Kong, rồi từ đó, tấn công mặt nam. Hướng thứ tư, do Sư đoàn 31, Quân đoàn 3, từ biên giới Thái Lan theo tỉnh lộ 56 đánh ngược về mặt tây của Leach.

Vì đây là một trận quyết định, nên trận đánh đã kéo dài trên một tháng. Tất cả các sư đoàn tham chiến đều bị tổn thất nặng. Cuối cùng, căn cứ Leach của Khmer Đỏ bị Sư đoàn 9 chiếm được ngày 29 tháng 4 năm 1979. Trận đánh tại căn cứ Leach là trận đánh có quy mô lớn cuối cùng trên đất Campuchia. Sau khi Leach bị mất, các đơn vị còn lại của Khmer Đỏ rút về các mật khu ở Pailin và Tasanh sát biên giới Thái Lan. Một số khác phân tán thành những đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.

Giữa tháng 3, quân Việt Nam mở chiến dịch mới đánh chiếm căn cứ Tasanh, nằm ở phía nam Pailin. Tới 28 tháng 3, căn cứ này thất thủ, khiến cho "đại sứ quán" Trung Quốc đóng tại đây phải sơ tán về vùng núi cao. Ban lãnh đạo Khmer Đỏ tại đây cũng bỏ chạy, bỏ lại một phần tài liệu, xe cộ, vũ khí, lương thực dự trữ và 3.000 tấn đạn dược.[46]

Các đơn vị của Việt Nam bắt đầu phân nhiệm để hành quân bình định. Nhiều sư đoàn thiện chiến đã bị hao hụt nặng được rút về nước. Những sư đoàn tân lập được gửi qua tăng cường hay thay thế. Phía Việt Nam cho biết, tới cuối tháng 1 năm 1979, quân Việt Nam đã có tới 8.000 thương vong. Riêng Quân đoàn 4, đơn vị chủ lực đánh vào giải phóng Phnôm Pênh, sau 18 tháng chiến đấu (từ giữa năm 1977 tới tháng 1/1979) đã tiến hành 5 chiến dịch cấp quân đoàn, 13 trận đánh cấp sư đoàn, 68 trận cấp trung đoàn và gần 700 trận cấp tiểu đoàn, bị hi sinh 3.446 người, 12.464 người bị thương. Quân chủng Hải quân trong chiến dịch Tà Lơn đã xóa sổ lực lượng hải quân của Khmer Đỏ, làm chủ hoàn toàn vùng biển phía Nam Campuchia với tổn thất là 373 người chết, bị thương 661, mất tích 65 người.

Về phía quân Khmer Đỏ, lực lượng này bị thiệt hại rất nặng. Hầu hết các sư đoàn bị đánh tan, khoảng 3/4 lực lượng đã bị mất. Tuy nhiên, Khmer Đỏ vẫn còn khoảng 30.000 quân kịp chạy thoát sang Thái Lan hoặc trốn vào các vùng rừng núi, lực lượng này vẫn còn khả năng quấy phá, phục kích, gây mất ổn định khiến Việt Nam phải duy trì một lực lượng quân sự lớn tại Campuchia.