NSGN - Tuổi trẻ có quyền ước mơ nhưng khi làm việc và học tập, họ cũng cần chánh niệm.
NSGN - Tuổi trẻ có quyền ước mơ nhưng khi làm việc và học tập, họ cũng cần chánh niệm.
Hmmm, có lẽ là chuyến đi mà mình gặp được những người có hoàn cảnh khác với mình nhưng họ đồng cảm được với mình trong vấn đề mình đang muốn giải quyết. Nhờ đó mà mình vừa không cảm thấy lạc lõng khi tới vùng đất xa lạ, mà vừa có thêm góc nhìn mới.
Như đợt rồi mình có đi Đài Loan để thăm bạn mình. Bạn ấy là sinh viên trường Minerva bên Mỹ. Trường này có một chương trình thú vị là mỗi kỳ học sẽ cho 80 sinh viên cùng khối đến một đất nước khác để sinh sống, học tập. Và đợt này là Đài Loan.
Nhờ gặp các bạn đang cùng trải qua giai đoạn, mà chuyến đi đấy đã tạm giúp mình vượt qua cảm giác lạc lõng giữa hai thế giới đi học và đi làm. (Lúc đấy mình đang “gap year”, không hẳn là sinh viên, mà cũng không là người đi làm toàn thời gian như các anh chị lớn tuổi hơn.)
Trong khi đó, PGS.TS Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - nhận thấy nam sinh Nguyễn Quốc Cường hứng thú với lĩnh vực công nghệ thông tin. Do vậy, nếu chọn học ngành marketing và học thêm về công nghệ thông tin để bổ trợ cho ngành marketing thì sẽ có nhiều lợi thế.
"Học đại học là sự đầu tư về học phí, sinh hoạt phí, thời gian… để nhận lại trí lực. Nhiều bạn băn khoăn có nên học đại học hay khởi nghiệp luôn. Xem lại tất cả các yếu tố có thể thấy, với học đại học hiện nay học phí không phải là chuyện lớn.
Hiện có rất nhiều học bổng, hỗ trợ học phí từ Nhà nước, các trường, doanh nghiệp… Chỉ cần học giỏi thì không lo chuyện học phí. Thật ra học phí hiện nay không cao so với mức thu nhập của sinh viên sau khi ra trường có việc làm tốt", thầy Thắng khẳng định.
TS Trần Viết Thiện - phó hiệu trưởng Trường đại học Khánh Hòa - cho biết ông rất cảm động trước tâm nguyện xây căn nhà cho ông bà của bạn Hoài Lộc và từ đó có định hướng chọn ngành xây dựng.
"Khi có đam mê, sở trường và động cơ lựa chọn ngành nghề như vậy sẽ có nhiều cơ hội thành công. Trước tiên bạn cần nỗ lực học tập, đồng thời lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển vào ngành xây dựng, chọn trường phù hợp với khả năng của mình để thi đậu đại học. Sau này ra trường, lương chỉ là một phần, bạn có thể tạo ra nhiều giá trị khác trong công việc", thầy Thiện nói.
Học sinh đến nghe tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp sáng 19-2 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Rất đông học sinh từ các trường THPT đến Trường đại học Khánh Hòa để nghe tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp sáng 19-2 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, Tỉnh đoàn Khánh Hòa, Trường đại học Khánh Hòa phối hợp tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Ở thời bố mẹ chúng ta, du lịch thường xếp dưới cùng của bảng xếp hạng những thứ cần chi tiêu. Nhưng với người trẻ thời nay, họ thậm chí chấp nhận cắt giảm chi tiêu ăn uống (60%), mua sắm (57%) để được vi vu đến vùng đất mới. (Theo báo cáo về Hành vi du lịch tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2024 của Hilton)
Hoặc như Vừng, cô bạn có cách khám phá thế giới theo cách rất riêng.
“Bố mẹ mình làm quân nhân nên sẽ không xin được giấy phép đi nước ngoài bao giờ. Thế nên mình đã luôn phấn đấu để có thể tự xin học bổng và từ đó khám phá thế giới.”
Vừng xin học học bổng đi du học Nhật Bản từ năm cấp 3 tại trường Liên kết thế giới (UWC ISAK Japan). Sau đó thì đỗ vào trường Đại học Cornell (Mỹ), một trong những trường top trên thế giới, với tổng giá trị học bổng 7,2 tỷ đồng. Xen kẽ giữa những kỳ học, Vừng làm thêm để có chi phí thực hiện chuyến đi mong ước của mình tới những những vùng đất mà bạn bè xung quanh rất hiếm người đi, như Ai Cập, Jordan, Oman, Palestine,...
Với người trẻ, du lịch là để khám phá, để chữa lành, và còn gì nữa?
Có nhiều lắm, nhưng mình sẽ lấy ví dụ trong chuyến đi đến Palestine của mình vào năm ngoái.
Mình được tiếp xúc, chung sống và tìm hiểu về cuộc sống của người Palestine theo Thiên Chúa giáo.
Thường trên đài báo sẽ nhắc tới Israel - Palestine với cuộc xung đột chính trị và tôn giáo giữa Hồi giáo với Do Thái giáo. Nhưng ít ai biết về cuộc sống của những người Palestine theo Thiên Chúa giáo (chỉ chiếm khoảng 1% dân số Palestine).
Khi lưu trú tại Palestine, mình học được từ người chủ nhà của mình rằng tuy nhóm người này nhỏ, nhưng sự tồn tại của khoảng 1% dân số này có thể góp phần vào hoà bình hơn giữa hai nước. Ví dụ như bằng việc tận dụng các mối quan hệ liên kết cộng đồng với người theo đạo Thiên Chúa ở các nước phương Tây khác.
Mình được cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống hàng ngày tại Palestine đến từ những thứ bình dị như món ăn tráng miệng Knafeh, vẻ đẹp của phong cảnh từ trên các ngọn đồi của Palestine. Rồi những địa điểm du lịch rất quan trọng với những người theo đạo Thiên chúa như là Hầm Sữa Mẹ, nơi Chúa sinh ra (church of nativity),...
Mình được cảm nhận động lực sống từ những người có hoàn cảnh rất khác với bản thân.
Khi đến Jericho mình đã gặp 3 người thanh niên. Họ đến chào rất thân thiện, còn quay phim và mời mình lên xe đi khám phá thành phố cùng họ. Có người làm lính cứu hoả, có người làm ở nhà hàng, người làm ở khách sạn. Tất cả chỉ mong kiếm đủ tiền nuôi gia đình, cầu mong ngày mai thức dậy những người thân yêu của mình vẫn còn ở đây.
Tụi mình cũng nói chuyện với nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo. Có một mẩu hội thoại khiến mình cảm thấy yêu mến vô cùng vì sự tinh tế trong suy nghĩ và quan điểm sống của những người bạn mới.
Ấy là khi anh bạn Ozil chia sẻ góc nhìn đức tin của mình về Jesus (kinh Quran cho rằng Jesus chỉ là một Messiah, tức người truyền tin của Chúa, chứ không phải Chúa, và là một người đáng để tôn trọng chứ không phải để thờ phụng), về haram (những điều cấm kỵ trong Hồi giáo như quan hệ tình dục trước hôn nhân, LGBT+), nhưng luôn cẩn thận nói với mình rằng đây chỉ là niềm tin cá nhân của anh, chứ không hề muốn áp đặt nó lên mình, hay có ý định cải đạo mình.
Trong nhóm có một anh tên là Sufyan không nói được tiếng Anh. Mình không giao tiếp được nhiều với anh, nhưng anh lại là người có câu chuyện khiến mình trăn trở nhiều nhất. Đã 8 năm rồi Sufyan chưa được gặp gia đình vì họ vẫn đang kẹt lại ở Gaza, trong khi Sufyan đã đến được Bờ Tây để làm việc và kiếm tiền gửi về.
Lúc đó mới càng thấy mình có đặc quyền lớn thế nào khi được có ước mơ đi khám phá thế giới.
Mình không hay đi du lịch để mình chữa lành lắm. Mình thường chữa lành bằng cách kể lại “trauma” của mình với bạn bè (cười).
Vì với mình nếu đi đến vùng đất khác mà ở đó không có tiềm năng để mình tìm được câu trả lời cho vấn đề của bản thân, thì du lịch lúc đấy chỉ đơn giản là “đi trốn” thôi.
Mình nghĩ thay đổi luôn đến trước từ bên trong. Thế nên dù ở vị trí địa lý nào thì bản thân cũng có thể thay đổi được. Nhưng đúng là đi du lịch có thể thúc đẩy quá trình đó nhanh hơn nếu chọn điểm đến phù hợp.