Trong Visual Studio, một solution có thể chứa nhiều project. Chúng ta sẽ thêm một project thứ hai vào solution. Cách thực hiện xem trong hình minh họa dưới đây.
Trong Visual Studio, một solution có thể chứa nhiều project. Chúng ta sẽ thêm một project thứ hai vào solution. Cách thực hiện xem trong hình minh họa dưới đây.
Click đúp vào file “Program.cs” để mở trong trình soạn thảo code.
Thêm code như sau vào thân phương thức static void Main(string[] args)
Giao diện code editor của Visual Studio
Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, khi gõ một vài ký tự, Visual Studio sẽ tự động liệt kê các code có chứa những chữ này. Chúng ta có thể trực tiếp lựa chọn bằng cách di chuyển tới mục mong muốn bằng các phím mũi tên, sau đó ấn phím tab mà không cần gõ hết câu.
Tính năng này của trình soạn thảo C# trong Visual Studio được gọi là IntelliSense. IntelliSense giúp việc soạn thảo code C# đặc biệt nhanh chóng và tiện lợi, cũng như giúp giải phóng người lập trình khỏi việc phải ghi nhớ máy móc tất cả các tên gọi. Sau này chúng ta sẽ còn sử dụng nhiều tính năng khác của IntelliSense.
Cũng có thể gọi các lệnh này qua menu Debug => Start Debugging hoặc Start Without Debugging
Mặc dù chương trình của chúng ta chưa thực hiện được chức năng gì nhưng đến đây xin chức mừng bạn đã viết được chương trình đầu tiên với C# và .NET framework.
Debug là chế độ hoạt động mà chương trình được gắn vào một chương trình đặc biệt gọi là debugger (ở đây là Visual Studio Debugger) để giúp chúng ta theo dõi được hoạt động của chương trình, như là giá trị của các biến. Chương trình chạy ở chế độ debug có thể được dừng tại bất kỳ câu lệnh nào (bằng cách đánh dấu break ở câu lệnh đó) và tiếp tục chạy/dừng theo yêu cầu của người lập trình. Debug giúp chúng ta phát hiện các lỗi logic của chương trình. Đối với lỗi cú pháp, trình soạn thảo của C# có thể trực tiếp hiển thị trong quá trình viết code mà không cần chạy thử.
Mặc dù phong cách lập trình là không hoàn toàn bắt buộc, tuy nhiên có thể coi nó là một sự liên hệ chặt chẽ và tất yếu đối với công việc lập trình. Vì lẽ đó mà các trường khi dạy lập trình cũng có nhắc đến điều này trong quá trình dạy, tuy nhiên thường rất hạn chế.
Việc áp dụng phong cách lập trình sẽ thể hiện trình độ của lập trình viên, một mã nguồn có phong cách lập trình tốt luôn được đánh giá cao hơn một mã nguồn không tuân theo phong cách lập trình, cho dù trình độ giữa hai người viết là tương đương nhau. Vì thế các lập trình viên có ít nhiều kinh nghiệm đều có một phong cách lập trình khá hoàn thiện.
Phong cách lập trình còn phụ thuộc vào IDE (Integrated Development Environment) mà lập trình viên sử dụng. Các IDE cung cấp sẵn phong cách định dạng mã nguồn cho ngôn ngữ mà chúng hỗ trợ một cách tự động. Chẳng hạn như cách đóng mở ngoặc cặp ngoặc “{}”, cách thêm khoảng trắng giữa các biến, toán tử…
Hiện nay, phần lớn các chuẩn mực về phong cách lập trình thường được nhà phát triển ngôn ngữ lập trình định rõ và bạn được khuyến cáo nên tuân theo đầy đủ, cơ bản như cách đặt tên lớp, đặt tên phương thức, các từ khóa. Bạn có thể thấy rằng các từ khóa trong VB.NET đa số là dạng viết hoa (capitalize) chữ cái đầu, trong khi C# là viết thường, cách đặt tên phương thức trong Java so với VB.NET và C# cũng khác nhau.
Dưới đây là một trong số những phong cách lập trình C#, từ đó bạn cũng có thể tìm thấy sự tương đồng và áp dụng cho các loại ngôn ngữ lập trình khác, đặc biệt là các ngôn ngữ “họ hàng” của C# như Java, C++…
Một solution trong C# có thể bao gồm nhiều dự án (project), các project có cùng thư mục cha và mỗi project phải có một thư mục riêng. Trong cùng một dự án, bạn có thể tạo thêm một vài thư mục con tương ứng với mỗi namespace nếu cần thiết.
Một project gồm nhiều tập tin, thường mỗi tập tin là một lớp, tuy nhiên trong C# một lớp có thể bao gồm nhiều tập tin như lớp Form. Mỗi tập tin bạn chỉ nên chứa một lớp và giữ giữ cho số dòng không nên quá dài, trường hợp các lớp hoặc cấu trúc nhỏ bạn có thể ghi chung vào một tập tin, giữa những lớp này nên có một sự tương đồng nào đó. Ví dụ bạn tạo một namespace Shape bao gồm các lớp hình vuông, tròn, tam giác thì các lớp này có thể đặt trong cùng một tập tin.
Các lớp mà bạn ra phải có chức năng rõ ràng, không nên phân chia ra các phương thức tương tự ra nhiều lớp khác nhau. Phạm vi của các phương thức và thuộc tính cần xác định chính xác là public, internal hay private. Theo nguyên tắc OOP, lớp mã nguồn của bạn càng có tính độc lập càng tốt, hạn chế mọi sự truy xuất các biến toàn cục có thể bằng cách viết dưới dạng phương thức hoặc Properties, nếu không việc kiểm soát giá trị biến sẽ rất khó khăn, khó sửa lỗi và làm mất đi tính độc lập của chương trình.
Khác với truyền thống, lập trình viên thường sử dụng cặp /* */ để chú thích cho một đoạn code dài có nhiều dòng. Kiểu chú thích này được sử dụng trong Eclipse, nó có thể rất tiện lợi nhưng khi muốn bỏ comment một số dòng ở giữa bạn phải gõ lại cặp đóng mở tại vị trí đó. Hơn nữa chú thích dạng này không phân biệt rõ ràng được đoạn comment với những đoạn khác. Vì thể sau này, các lập trình viên sửa đổi lại ách chú thích này như sau:
Cách chú thích này tương đối rõ ràng hơn cách cũ, tuy nhiên với C#, trong hầu hết trường hợp, bạn nên sử dụng // để chú thích.
Ngoài ra bạn cũng nên tuân theo các quy tắc sau:
– Việc thụt đầu dòng của đoạn chú thích phải tương ứng với phần code mà nó chú thích bên dưới.
– Các dòng chú thích không nên quá dài, vượt quá phạm vi hiển thị của trình soạn thảo, hãy xuống dòng sau các dấu câu.
– Không nên chú thích quá dài dòng hoặc những đoạn không cần thiết, bản thân mã nguồn đã tự nói về công dụng của nó.
– Không nên thêm dòng trống khi không cần thiết, chỉ nên có quá một dòng trống phân cách giữa hai phần.
Có những tiêu chuẩn về phong cách lập trình riêng của từng ngôn ngữ, đôi khi sự tương đồng khá rõ nét vì không có sự khác biệt đáng kể. Phong cách lập trình ngoài mục đích giúp mã nguồn thêm trong sáng, rõ ràng còn để giúp phát huy tính chất làm việc tập thể dựa vào sự nhất quán theo một khuôn mẫu được quy ước. Vì thế không cần phải gò bó trong một lối viết nào đó, mỗi tập thể có thể linh hoạt tự quy ước cho mình một phong cách lập trình trên một mức độ nào đó.
Vậy là chúng ta đã biết được phong cách lập trình C# thông qua bài viết này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm và làm chủ ngôn ngữ C#, hãy tham gia khóa học lập trình C# tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.
Khóa học lập trình C# của Stanford sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo các công cụ lập trình như: Microsoft Visual Studio, Microsoft Visual SourceSafe, Microsoft Sql Server. Hướng dẫn học viên cách phát triển 1 ứng dụng windows hoàn chỉnh, dùng ngôn ngữ lập trình C# và .NET Framework .
Kết thúc khóa học bạn sẽ sử dụng thành thạo các công cụ lập trình cũng như kiến thức về phát triển phần mềm, vận dụng được ADO.NET trong việc truy xuất dữ liệu. Tạo ra các báo biểu (report), giúp đỡ, in ấn, đóng gói ứng dụng và xây dựng ứng dụng quản lý trên môi trường windows …
Ngoài việc các bạn được học những kiến thức mới, chuyên sâu về lập trình C#.NET, trong lớp học sẽ được chuyên gia hướng dẫn xây dựng và phát triển một dự án thực tế từ việc khảo sát, phân tích yêu cầu đến thiết kế cơ sở dữ liệu cũng như hiện thực hóa các chức năng bằng việc viết code.
Tại Stanford, các khóa học kinh nghiệm lập trình được khai giảng liên tục trong tháng như khóa học lập trình Java, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình C#, các khóa học về lập trình web…Chi tiết các khóa khai giảng xem tại đây.
Ngoài ra, khi đến Stanford bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt mà không ở đâu có được đó là:
- Cơ sở vật chất khang trang, hiện tại. Phòng học được bố trí theo kiểu phòng họp làm việc nhóm để tăng tính tương tác giữa chuyên gia và học viên
- Học và làm việc trong môi trường thực tế
- Học viên được join các dự án phần mềm đang phát triển tại Stanford
- Mỗi lớp chỉ từ 5 -12 người để đảm bảo chuyên gia có thể dạy và hỗ trợ học viên tốt nhất
- Được trang bị đầy đủ tài liệu mang thương hiệu Stanford, từ slide bài giảng, video bài giảng của chuyên gia giúp bạn tiện ôn tập lại, sourcode demo, bài tập…
- Giới thiệu việc làm khi hoàn thành khóa học
Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford.
Nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 – 024 6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết.
Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức)
C# là một ngôn ngữ lập trình được xây dựng riêng cho .NET Framework – nền tảng phát triển ứng dụng chủ đạo hiện nay của Microsoft. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nhân lực lập trình viên .NET và C# đang rất lớn.
Hiện nay, số lượng tài liệu lập trình C# rất nhiều. Mỗi tài liệu có hướng tiếp cận riêng. Tuy nhiên, các tài liệu tốt nhất đều viết bằng tiếng Anh. Trên mạng Internet bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều nội dung hướng dẫn học lập trình C# tiếng Việt. Tuy nhiên, chúng thường là những blog post hoặc series bài khá rời rạc. Việc tự học theo các website hoặc blog như vậy khá khó khăn và thiếu bài bản.
Vì vậy chúng tôi quyết định xây dựng một bộ bài giảng riêng hướng tới tính hệ thống và bài bản giúp bạn có thể tự học lập trình C#. Nội dung bài giảng này được tham khảo từ những tài liệu dạy lập trình C# tiếng Anh mới nhất và được đánh giá cao trên Amazon.
Ngoài nội dung lý thuyết giống như các tài liệu giảng dạy trình C# khác, chúng tôi xây dựng riêng một phần thực hành. Nội dung thực hành sẽ hướng dẫn các bạn theo kiểu step-by-step để tự thực hiện một mini project. Trong mini-project sẽ cố gắng vận dụng đầy đủ kiến thức và kỹ thuật lập trình C# để xây dựng một ứng dụng trọn vẹn.
Để chuyển tới bài học có thể thông qua các link ở phần Nội dung trên sidebar hoặc phần mục lục ở cuối bài, hoặc click vào link dưới đây để chuyển đến thư mục bài học.>> CHUYỂN TỚI THƯ MỤC BÀI HỌC <<
Trong tập bài giảng này, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận để đảm bảo đủ hai mục tiêu: cung cấp các khái niệm và kỹ thuật đặc trưng của ngôn ngữ (giống như các tài liệu về lập trình khác); chỉ dẫn cách vận dụng trong giải quyết một bài toán trọn vẹn.
Phần lý thuyết sẽ tiếp cận theo cách truyền thống thường gặp trong các cuốn sách dạy lập trình C# tiếng Anh. Các bài học sẽ lần lượt đề cập đến các vấn đề từ cơ bản nhất (như từ khóa, bộ ký tự, kiểu dữ liệu, v.v.) đến các vấn đề quan trọng của lập trình hướng đối tượng cũng như các chủ đề nâng cao riêng của lập trình C#.
Trong phần thực hành, bài giảng sẽ hướng dẫn từng bước thực hiện một mini-project trọn vẹn, từ phân tích bài toán đến lúc đóng gói và cài đặt ứng dụng.
Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi cố gắng áp dụng những nguyên lý ứng dụng của lập trình hướng đối tượng ở những nơi phù hợp. Điều này nhằm mục đích lưu ý người học xây dựng ý thức trong việc vận dụng chúng trong quá trình phát triển ứng dụng.
Lưu ý rằng, cách tiếp cận này không nhất định chỉ sử dụng khi học lập trình C#.NET mà còn có thể được vận dụng khi học bất kỳ một ngôn ngữ và công nghệ phát triển ứng dụng nào. Cách tiếp cận (và bài toán) này sẽ được chúng tôi sử dụng trong việc hướng dẫn học nhiều ngôn ngữ khác.
Chúng tôi xây dựng tập bài giảng này hướng tới người đã có kiến thức cơ bản về lập trình nói chung và lập trình hướng đối tượng nói riêng. Nếu chưa từng tiếp xúc với các khái niệm cơ bản như biến, hằng, phương thức/chương trình con/hàm, biểu thức, lớp, đối tượng, kế thừa, v.v., người học sẽ khó theo được chương trình vì tài liệu này sẽ không giải thích chi tiết các khái niệm cơ bản nữa.
Vì C# là một ngôn ngữ sử dụng cấu trúc cú pháp tương tự C/C++, nếu người học đã từng biết một trong các ngôn ngữ như C/C++, Java sẽ rất dễ dàng theo học. Nếu đã học một trong số các ngôn ngữ như JavaScript, PHP, Perl, tài liệu này cũng rất phù hợp. Nếu xuất phát điểm là những ngôn ngữ sử dụng cấu trúc của Pascal/Delphi hay Visual basic, việc học có chút khó khăn hơn.
Tuy nhiên, vì đây là một tài liệu ở cấp độ cơ bản, bất kỳ ai có nguyện vọng và ham mê học một ngôn ngữ lập trình mới đều có thể học được (miễn là không xuất phát từ con số 0).
Nội dung của bài giảng có thể sẽ liên tục được cập nhật để phản ánh những tính năng mới của C# và .NET. Hãy thường xuyên truy cập site để theo dõi nhé.
Xin chào các bạn, bài viết hôm nay mình hướng dẫn các bạn tạo sử dụng API request đến QRcode monkey để tạo m&atild...
Bạn mới bắt đầu học lập trình? Bạn đang muốn học thêm ngôn ngữ lập trình mới? C# là lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng các nhu cầu trên.
Ngôn ngữ C# là một ngôn ngữ mới, cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu và dễ học. C# thừa hưởng những ưu việt từ ngôn ngữ Java, C, C++ cũng như khắc phục được những hạn chế của các ngôn ngữ này. C# là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, được xây dựng dựa trên C++ và Java.
Khoá học lần này sẽ mang đến toàn bộ những kiến thức cơ bản về C#. Chào mừng các bạn đã đến với khoá học LẬP TRÌNH C# CƠ BẢN của Kteam.
Tham gia đóng góp khóa học cộng đồng
Nếu bạn muốn gửi đến cộng đồng những khóa học do chính bạn/ team của bạn thực hiện. Đừng ngần ngại liên hệ với Kteam để được hỗ trợ nhé!
Serial này dành cho tất cả các bạn yêu thích lập trình và mong muốn bắt đầu với một ngôn ngữ cơ bản. Dĩ nhiên nếu bạn có một chút kiến thức cơ bản về lập trình hoặc đã từng học qua ngôn ngữ khác sẽ là một lợi thế.
Thời lượng mỗi video từ 3 – 30 phút nhằm chia nhỏ quá trình thực hiện, giúp bạn dễ tiếp thu và ứng dụng source code hỗ trợ từ thư viện Howkteam.com
Bạn có thể kế hợp kiến thức lý thuyết từ khóa LẬP TRÌNH C# CƠ BẢN với các khóa bài tập có sẵn trên Howkteam.com như:
Lưu ý: Đừng để bị giới hạn khả năng bởi ngôn ngữ mà Kteam hướng dẫn, bạn có thể sử dụng mọi ngôn ngữ lập trình tương tự để giải các bài tập trong những khóa trên.
Kteam hy vọng sau khóa học, bạn sẽ nắm được các kiến thức:
Sau khóa học LẬP TRÌNH C# CƠ BẢN, bàn hoàn toàn có thể học tiếp các khóa học khác về .Net trên Howkteam.com như:
Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung 28 BÀI HỌC LẬP TRÌNH C# CƠ BẢN dưới dạng file PDF trong link cuối mỗi bài học.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com
Đừng quên like Facebook hoặc +1 Google để ủng hộ Kteam và tác giả nhé!
Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần BÌNH LUẬN bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.
Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng Kteam. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của mình để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên "Luyện tập – Thử Thách – Không ngại khó"
Tham gia miễn phí khóa học Khóa học lập trình C# căn bản