Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thông - Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thông - Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Vai trò của các bác sĩ gây mê không dừng lại sau khi kết thúc ca mổ. Việc hồi phục sớm của bệnh nhân còn có sự đóng góp quan trọng của các bác sĩ gây mê. Kiểm soát đau tốt sau mổ sẽ giúp bệnh nhân vận động sớm, nhờ đó có thể hồi phục sớm sau mổ. Với các kỹ thuật giảm đau đa mô thức bao gồm các kỹ thuật gây tê vùng, bệnh nhân có thể vận động tốt, hạn chế được sự ảnh hưởng không mong muốn của các thuốc gây nghiện như buồn nôn, bí tiểu, ngứa... Các bác sĩ gây mê sẽ thăm khám và đánh giá đau cho bệnh nhân sau mổ để cung cấp một chất lượng giảm đau tốt và hài lòng nhất.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tự hào là một trong những bệnh viện tiên phong áp dụng các kỹ thuật gây tê vùng giảm đau sau phẫu thuật, mang lại sự hài lòng cho người bệnh về chất lượng giảm đau trong và sau mổ. Các kỹ thuật gây tê giảm đau mặt phẳng cơ dựng sống (ESPB) đã giúp bệnh nhân hồi phục sớm sau các phẫu thuật tim hở, phẫu thuật đoạn nhũ và tái tạo. Kỹ thuật gây tê khoang cơ vuông thắt lưng (QLB) đã giúp các sản phụ vận động sớm sau phẫu thuật lấy thai.
Kỹ thuật gây tê mặt phẳng sống ESP đang được áp dụng tại Vinmec
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, điều trị có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc để có thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo số hotline TẠI ĐÂY.
Ngành phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho các bác sĩ thẩm mỹ nhiều cơ hội phát triển và nhận về mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn có không ít bạn thắc mắc muốn làm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ học ngành nào.
Bác sĩ thẩm mỹ đang nhận về nhiều sự quan tâm. (Ảnh minh họa)
Muốn làm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nên học ngành nào?
Phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những ngành nghề thuộc lĩnh vực giải phẫu. Được mọi người xếp vào ngành lớn trong Y học và ngành nhỏ trong Y đa khoa.
Muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, trước tiên bạn phải học để trở thành một bác sĩ. Thời gian đào tạo kéo dài từ 6 - 7 năm. Thậm chí, nếu muốn làm trong những bệnh viện lớn, chuyên khoa, người học phải dành 2 năm để thi và học lên nội trú.
Trong quá trình theo học chuyên ngành tại trường, các bạn sinh viên có thể xác định đúng chuyên ngành mà mình sẽ theo để đăng ký các môn học liên quan. Hiện bộ môn phẫu thuật - tạo hình được áp dụng vào các trường đại học hay cao đẳng, do đó sinh viên có thể đăng ký theo học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta rất hiếm có trường đại học y khoa nào giảng dạy và đào tạo bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ một cách bài bản, chính quy. Một số ít trường như Trường Đại học Y - Dược TP.HCM, Trường Đai học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức đào tạo bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ riêng.
Ngành bác sĩ thẩm mỹ xét tuyển khối nào?
Ngoài thắc mắc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ học ngành gì? Chắc hẳn nhiều bạn cũng sẽ tò mò về việc muốn trở thành bác sĩ thẩm mỹ, học sinh phải tập trung vào khối gì, trong khi tổ hợp xét tuyển hiện nay quá nhiều.
Do muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ trước hết bạn phải trở thành một bác sĩ. Dưới đây là một số tổ hợp môn đang được nhiều trường Y trên cả nước sử dụng để tuyển sinh.
Các trường thuộc chuyên ngành Y thường sẽ lấy điểm rất cao, do đó bạn cần phải xét điểm đúng với khối ngành mà bạn tự tin có thể đạt được điểm tốt.
Ngoài hai trường học được nêu trên có đào tạo bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bạn có thể tham khảo thêm một số trường học khác cũng mở ra cho bạn cơ hội lớn như: Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Thái Bình, Học viện Quân Y, Trường Đại học Y dược Huế.
Quá trình gây mê và phẫu thuật thường gây ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, điều quan trọng nhất là các bác sĩ gây mê phải biết càng nhiều càng tốt về bệnh nhân của mình để có thể chọn lựa một kế hoạch gây mê phù hợp và an toàn.
Đầu tiên, các bác sĩ gây mê sẽ thực hiện một buổi khám và tư vấn trước phẫu thuật. Trong buổi tư vấn này các bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân những câu hỏi chi tiết về tiền sử gây mê phẫu thuật, xem xét ảnh hưởng của các loại thuốc đang sử dụng đến quá trình mổ, tình trạng dị ứng và các bệnh lý đi kèm như cao huyết áp, đái tháo đường, ngưng thở khi ngủ... Các bác sĩ gây mê cũng sẽ kiểm tra các xét nghiệm đánh giá trước mổ và lên một kế hoạch gây mê phù hợp. Bệnh nhân sẽ được thảo luận về lợi ích và rủi ro của phương pháp gây mê. Kết thúc buổi khám gây mê, các bác sĩ thường hướng dẫn cách nhịn ăn uống trước phẫu thuật, hướng dẫn tập thở để chuẩn bị chức năng hô hấp thật tốt trước mổ... Nếu bệnh nhân cảm thấy lo lắng, mất ngủ trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm lo âu để bệnh nhân có tâm trạng thoải mái nhất trước khi bước vào ca mổ.
Việc chuẩn bị cho ca phẫu thuật không chỉ dừng lại ở việc khám cho bệnh nhân. Các bác sĩ gây mê sẽ tiếp tục trao đổi với các bác sĩ phẫu thuật để cùng lên một kế hoạch toàn diện giúp bệnh nhân hồi phục sớm. Sự phối hợp giữa các bác sĩ gây mê và bác sĩ phẫu thuật trong kế hoạch này chính là chìa khóa thành công để đảm bảo cho bệnh nhân có thể xuất viện sớm một cách an toàn.
Bệnh nhân được khám và tư vấn trước khi gây mê
Sau khi phẫu thuật Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhân còn chịu ảnh hưởng tồn dư của thuốc gây mê không
Vai trò của bác sĩ gây mê trong các đơn vị chăm sóc sau gây mê hoặc “phòng hồi tỉnh” thậm chí còn quan trọng hơn vì sau khi hoàn thành phẫu thuật bệnh nhân còn chịu ảnh hưởng tồn dư của thuốc gây mê. Lúc này bác sĩ gây mê cần phải theo dõi mức độ hoạt động của bệnh nhân, hít thở, tuần hoàn, mức độ tỉnh táo, và mức bão hòa oxy; sự phục hồi vận động, cảm giác sau gây tê tủy sống. Phòng hồi tỉnh là nơi tai biến thường xảy ra nên bệnh nhân được giám sát và theo dõi chặt chẽ nhằm tránh những sai sót không đáng có. Bác sĩ gây mê là người chịu trách nhiệm phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến do gây mê – gây tê và do phẫu thuật gây ra trong 24 giờ đầu sau mổ.
Ngoài ra bác sĩ gây mê còn tham gia vào đơn vị điều trị đau không chỉ sau phẫu thuật mà còn là tình trạng đau do các nguyên nhân khác như ung thư, đau do bỏng, đau dây thần kinh do Zona, đau lưng và bệnh thần kinh ở người bị đái tháo đường cũng được các bác sĩ gây mê trực tiếp quản lý và điều trị.
Các BS gây mê – giảm đau tại Vinmec được đào tạo cập nhật liên tục nhằm áp dụng các tiến bộ mới nhất trong y học nhằm đem lại hiệu quả tốt cho NB. Các quy trình kỹ thuật trong gây mê – giảm đau là quy trình chuẩn, thống nhất trong toàn hệ thống; các Bs phối hợp làm việc theo teamwork để đảm bảo an toàn cao nhất.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Với một đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, cùng với các trang thiết bị hiện đại như máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ. Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu tại Đông Nam Á.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết được thực hiện bởi Bác sĩ chuyên khoa II, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tất Bình - Trưởng khoa Gây mê và phòng mổ - Khoa Gây mê phẫu thuật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Vai trò của bác sĩ gây mê không chỉ là đảm bảo cho bệnh nhân ngủ sâu và không đau trong suốt quá trình phẫu thuật, hiện nay, với sự phát triển của y học và các phương tiện kỹ thuật, vai trò của bác sĩ gây mê còn là cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế và tư vấn trong nhiều môi trường và tình huống khác ngoài phòng mổ.
Bác sĩ gây mê ngày nay được xem như là bác sĩ “chu phẫu” với ý nghĩa là người chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân từ giai đoạn trước mổ như khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thảo luận chung với các bác sĩ phẫu thuật để lên một kế hoạch phẫu thuật an toàn nhất cho người bệnh. Các bác sĩ gây mê cũng chính là người sẽ đưa bệnh nhân vào trạng thái “vô cảm” bao gồm cung cấp giấc ngủ, kiểm soát đau, hỗ trợ và duy trì các chức năng sống trong suốt quá phẫu thuật. Và cuối cùng, các bác sĩ gây mê sẽ phối hợp chăm sóc, kiểm soát đau sau mổ để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và xuất viện sớm.
Bác sĩ gây mê giúp bệnh nhân đi vào trạng thái "vô cảm"