Trợ Cấp Xuất Ngũ

Trợ Cấp Xuất Ngũ

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

Chế độ bảo hiểm xã hội của binh sĩ khi kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP quy định như sau:

Theo đó, chế độ bảo hiễm xã hội đối với binh sĩ được quy định như sau:

Thời gian phục vụ tại ngũ của binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH

Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.

Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Cụ thể như sau:

Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ) + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)

Trợ cấp xuất ngũ một lần của binh sĩ được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP quy định trợ cấp xuất ngũ của binh sĩ như sau:

Binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội (đủ 12 tháng) được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Cụ thể:

Trợ cấp xuất ngũ một lần = Số năm phục vụ tại ngũ x 02 tháng tiền lương cơ sở

Trường hợp có tháng lẻ tính như sau:

- Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;

- Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;

- Từ trên 06 tháng đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

Trường hợp binh sĩ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho xuất ngũ trước thời hạn được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP.

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Câu hỏi của ông Thành được Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Ngày 27/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.

Đối tượng và điều kiện áp dụng được hướng dẫn tại khoản 1, Mục I, Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính là quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

- Đã chuyển ngành rồi thôi việc;

- Đã phục viên, xuất ngũ một thời gian rồi tiếp tục công tác (tái ngũ; làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội), sau đó lại phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 110/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 8/9/2010 sửa đổi, bổ sung, thay thế điểm a, khoản 2, Mục II, Thông tư số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC thì  đối tượng quy định tại khoản 1, Mục I, Thông tư này, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội (bao gồm cả trường hợp hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, nhưng không đủ điều kiện hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12 /2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc), được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, tính theo số năm công tác thực tế.

Theo Điều 1, Thông tư liên tịch số 82/2011/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 9/6/2011 bổ sung vào cuối điểm a, khoản 1, Điều 2, Thông tư liên tịch số 110/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC như sau:

Từ ngày 1/5/2011 trở đi, mức trợ cấp hàng tháng điều chỉnh tăng thêm 13,7%, cụ thể là:

Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 925.079 đồng/tháng;

Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 971.332 đồng/tháng;

Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 1.017.586 đồng/tháng;

Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 1.063.840 đồng/tháng;

Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 1.110.094 đồng/tháng.

Trường hợp ông Thành, sinh năm 1961, do ông không trình bày rõ thời gian nhập ngũ, nhưng dựa theo năm sinh ông cung cấp, nếu ông tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì ông phải nhập ngũ từ năm 14 tuổi, vào thời điểm trước ngày 30/4/1975.

Căn cứ quy định trên, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng là quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có đủ từ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng.

Đối với ông Thành, mặc dù nhập ngũ trước ngày 30/4/1975 (từ năm 14 tuổi), nhưng chỉ có thời gian phục vụ tại ngũ là 14 năm 11 tháng, nên chưa đủ điều kiện để được xem xét giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng. Thời gian phục vụ tại ngũ 14 năm 11 tháng của ông Thành được làm tròn thành 15 năm để hưởng chế độ trợ cấp một lần.

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật

Binh sĩ xuất ngũ theo quy định của pháp luật thì có được hưởng bảo hiểm xã hội và phụ cấp phí đi đường không?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Theo đó, binh sĩ xuất ngũ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp xuất ngũ một lần. Bên cạnh đó, binh sĩ xuất ngũ cũng sẽ được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú hoặc cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường để trở về nơi cư trú.

Binh sĩ xuất ngũ theo quy định của pháp luật thì có được hưởng bảo hiểm xã hội và phụ cấp phí đi đường không?